Cổ phiếu công ty nhà ông Đặng Văn Thành bị bán mạnh

(Dân trí) - Cổ phiếu Sacomreal và một loạt các mã cổ phiếu trong ngành mía đường chịu áp lực bán mạnh, nhiều mã giảm kịch sàn. Dù vậy, thanh khoản thị trường lại lên cao, dòng tiền đổ vào mua vào bắt đáy đã giúp hai chỉ số chỉ giảm nhẹ sau đợt rung lắc mạnh suốt phiên chiều.

Cổ phiếu công ty nhà ông Đặng Văn Thành bị bán mạnh
Nhiều mã cổ phiếu như SCR, SBT, NHS, BHS liên quan điến gia đình ông Đặng Văn Thành biến động mạnh trong phiên giao dịch chiều 27/1

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  

* Boeing hỗ trợ hàng không Việt Nam bay thẳng đến Mỹ

* Cổ phiếu công ty nhà ông Đặng Văn Thành bị bán mạnh

* Vietjet Air muốn huy động 300 triệu USD từ phát hành trái phiếu

* Khối doanh nghiệp quân đội “gặt” 46.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2014

* New York Times bán rẻ cổ phần cho Carlos Slim

* Thủ tướng duyệt bán 25% TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - Vinacomin

Phiên giao dịch chiều 27/1, hai chỉ số bị rung lắc mạnh. Thị trường giằng có giữa hai xu hướng tăng giảm quanh mức tham chiếu trước một áp lực cực lớn từ bên bán và trong lúc đó lại có một lượng tiền lớn đổ vào tranh thủ “bắt” sàn.

Tâm điểm giao dịch phiên chiều các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp do người nhà ông Đặng Văn Thành lãnh đạo hoặc có cổ phần lớn.

Cụ thể, cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) chịu áp lực bán rất mạnh nên đã giảm sàn còn 8.200 đồng/cp. Cuối phiên mã này dư bán sàn tới 6,5 triệu đơn vị, không có dư mua. Mặc dù vậy, khớp lệnh lại rất cao, đạt 19,6 triệu cổ phiếu, cho thấy lượng tiền vào bắt đáy SCR lớn. SCR hiện do ông Đặng Hồng Anh làm Chủ tịch HĐQT – ông Đặng Hồng Anh là con trai của ông Đặng Văn Thành.

Ngoài ra, trong phiên, cổ phiếu SBT của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, cổ phiếu NHS của CTCP Mía đường Ninh Hòa cũng giảm sàn, cổ phiếu BHS của CTCP Mía đường Biên Hòa giảm giá và khớp lệnh yếu.

SBT đang do con gái ông Đặng Văn Thành là bà Đặng Huỳnh Ức My làm Chủ tịch HĐQT. Bà My cũng là Thành viên HĐQT BHS và năm gần 9% cổ phần tại NHS.

Với mức giảm mạnh tại những mã cổ phiếu này, hiệu ứng giảm giá cũng lan rộng trên hai sàn chứng khoán. VN-Index giảm 1,34 điểm tương ứng 0,23% còn 579,3 điểm với 166 mã giảm giá so với 72 mã tăng. HNX-Index giảm 0,92 điểm tương ứng 1,06% còn 86,09 điểm với 124 mã giảm giá so với 78 mã tăng.

Thanh khoản tuy vậy lại đạt cao hơn nhiều so với những phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 157,5 triệu cổ phiếu tương ứng 2.806,7 tỷ đồng; trên HNX có 83,7 triệu cổ phiếu giao dịch, tương đương 1.094,5 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm: EIB, STB, VCB, SHB đỏ sàn. Giữa lúc đó, CTG của VietinBank vẫn “tăng khỏe” 2,3%, khớp lệnh đạt 4,4 triệu đơn vị.

Rổ VN30 với phần lớn các bluechips đều giảm giá đã đánh mất 2,66 điểm tương ứng 0,43% lên 609,98 điểm. Trong đó, PVD mất 1.000 đồng, MSN, BVH, DPM giảm.

Chiều ngược lại, KDC giữ được nhịp tăng trần từ phiên sáng, tăng 3.200 đồng lên 49.800 đồng, khớp lệnh 5,4 triệu cổ phiếu, cuối phiên dư mua trần hơn 140 nghìn đơn vị và không hề có dư mua bán. Được biết, Kinh Đô sẽ chi cổ tức bằng tiền với tỉ lệ lên tới 200% sau khi đã hoàn tất việc bán 80% cổ phần tại CTCP Kinh Đô Bình Dương.

“Ông lớn” VNM (Vinamilk) cũng tăng 2.500 đồng và là đối trọng lớn với mức giảm của hơn 160 mã trên HoSE. HPG, QCG, GMD… đều tăng giá, khớp lệnh cao.

Giao dịch thỏa thuận góp vào phiên này 18,8 triệu cổ phiếu tương ứng 363,8 tỷ đồng được sang tay. Ngoài EIB được thỏa thuận mạnh 5,3 triệu cổ phiếu và HQC thỏa thuận 7 triệu cổ phiếu trong phiên sáng thì phiên chiều xuất hiện thêm các lô thỏa thuận tại BBC, khối lượng gần 3,1 triệu đơn vị (xấp xỉ 160 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, thanh khoản vượt 1.000 tỷ đồng với khớp lệnh mạnh tại SCR như đã đề cập. Ngoài ra, KLF cũng được khớp tới 12,2 triệu đơn vị.

Chỉ số VN-Index rung lắc rất mạnh trong phiên chiều, đầu phiên chiều lao dốc
Chỉ số VN-Index rung lắc rất mạnh trong phiên chiều, đầu phiên chiều lao dốc

Diễn biến chỉ số HNX-Index phiên chiều cũng biến động mạnh
Diễn biến chỉ số HNX-Index phiên chiều cũng biến động mạnh

Giữa lúc KDC “hút” hàng nội thì mã này lại bị khối ngoại bán ròng 1,6 triệu cổ phiếu (hơn 81 tỷ đồng). Các mã khác như FLC, HPG, KHA… cũng bị khối ngoại xả. Qua đó, đưa trạng thái bán ròng của khối ngoại trên HoSE phiên này ở mức 767 nghìn cổ phiếu (103 tỷ đồng). 

Ngược lại, khối ngoại mua ròng 569,5 nghìn cổ phiếu CTG và mua mạnh các cổ phiếu KBC, DXG, HT1, DPM, VCB…

Khối ngoại cũng chỉ bán ròng rất nhẹ trên HNX, khối lượng hơn 39 nghìn đơn vị (giá trị mua ròng gần 370 triệu đồng). Có hai mã bị bán ròng đáng kể là AAA (246,4 nghìn cổ phiếu) và SHB (191,5 nghìn cổ phiếu).

Đáng chú ý, SCR trong lúc bị nhà đầu tư nội bán mạnh và mất tới gần 10% thị giá thì khối ngoại lại mua ròng 353,3 nghìn đơn vị (gần 3 tỷ đồng).

Mai Chi

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”