Chuyện về biệt thự cổ 35 triệu đô giữa Sài Gòn

Được định giá gần 1.000 tỉ đồng khiến người dân bắt đầu tò mò về dinh thự 3 mặt tiền nằm giữa khu mua bán sầm uất bậc nhất TP.HCM.

Căn biệt thự cổ ước tính đã tồn tại hơn 1 thế kỷ. Theo bản vẽ, nơi này có tổng diện tích hơn 2.800m2 (44,3 x 66,5 m). Gồm 2 phần, 3 tòa nhà chính nằm ở trung tâm khuôn viên và các hạng mục phụ như nhà kho, mái che, sân vườn bao xung quanh.
 

Ngôi biệt thự cổ nằm tại vị trí đắc địa tại Sài Gòn

Ngôi biệt thự cổ nằm tại vị trí đắc địa tại Sài Gòn

 
Đặc biệt, căn biệt thự này có 3 mặt tiền hướng ra các tuyến đường nổi tiếng tấp nập ở TP.HCM. 
 
Mặt trước hướng ra Võ Văn Tần, bên hông thuộc về đường Bà Huyện Thanh Quan, và phía sau là mặt đường Nguyễn Thị Diệu.
 
 Hai mặt tiền ở Võ Văn Tần và Bà Huyện Thanh Quan
 Hai mặt tiền ở Võ Văn Tần và Bà Huyện Thanh Quan
 

 Mặt sau hướng ra đường Nguyễn Thị Diệu

 Mặt sau hướng ra đường Nguyễn Thị Diệu

 
Chủ căn biệt thự là hai cụ bà gần 80 tuổi, vẫn đang sống trong tòa nhà đồ sộ kia. Hiện, những người trong căn nhà rất hạn chế tiếp xúc với người lạ, vì sau khi thông tin căn biệt thự được lan truyền rộng rãi trên báo giới, chủ hộ sợ bị trộm "viếng thăm".
 
Anh N., người nhận trách nhiệm rao bán căn nhà cho biết, ban đầu căn biệt thự được kêu giá 47 triệu USD, tức gần 1.000 tỉ đồng, nhưng sau đã giảm xuống còn 35 triệu USD, vào khoảng 753 tỉ đồng.

Sở dĩ căn nhà có cái giá ngất ngưởng như vậy một phần là do vị trí quá đắc địa của nó. Các chuyên gia bất động sản cho biết, nếu đập bỏ để xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc tại vị trí này thì quả là "một món hời" được báo trước.

Tuy nhiên, nhiều người dân lại phản đối ý kiến nêu trên vì thấy tiếc cho một công trình kiến trúc cổ quá đẹp. Theo các chuyên gia đánh giá, thì ngôi biệt thự tọa lạc ở số 110 – 112 Võ Văn Tần có thể sánh ngang cùng Nhà hát lớn thành phố, TAND thành phố, Bảo tàng Mỹ thuật, .v.v. về kiến trúc lẫn giá trị lịch sử của nó.

Theo quan sát, hầu hết ngôi biệt thự được trang trí bằng sắt Tây nhập nguyên dạng từ Pháp. Các điểm nhấn nhá, cổng vòm, cửa 2 lớp đều được chế tác hết sức tỉ mỉ và tinh xảo.

Bao lơn, cửa sổ và tất cả các chi tiết trang trí đều dùng sắt Tây nguyên dạng từ Pháp

Bao lơn, cửa sổ và tất cả các chi tiết trang trí đều dùng sắt Tây nguyên dạng từ Pháp

 
Phần mái được lợp bằng ngói đỏ, qua thời gian nhuốm màu rêu phong càng làm cho ngôi biệt thự thêm phần cổ kính. 
 
Đặc biệt, tại các mấu nối của mái nhà, có thiết kế thêm cột thu sét vừa đảm bảo an toàn lại vừa trở thành chi tiết trang trí cho ngôi biệt thự.
 
Một khung cửa bằng gỗ quý lên màu rất đẹp của tòa biệt thự

Một khung cửa bằng gỗ quý lên màu rất đẹp của tòa biệt thự

 
 Mái nhà với hệ thống cột thu sét

 Mái nhà với hệ thống cột thu sét

 
Trước kia, chủ căn biệt thự có cho thuê một phần mặt trước để khách mở quán nhậu, và mới dẹp đi không lâu. 

Giờ đây, phần sân trước đã trở thành bãi gửi xe, quán nước, trông có vẻ khá bừa bộn. Được biết một số đoàn phim đã từng mượn căn biệt thự để làm bối cảnh.

Một góc khá bừa bộn, cũ kỹ của căn biệt thự

Một góc khá bừa bộn, cũ kỹ của căn biệt thự

 
Người dân xung quanh cho biết, đã có một số đại gia đến hỏi mua, tham quan căn biệt thự...
 
Theo Quách Cường - B. Nguyễn
Một Thế Giới
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”