Chứng khoán tăng điểm trong ngày đầu áp dụng T+3
(Dân trí) - VN-Index đã bứt phá vượt mốc 400 lên 402,6 điểm, HNX-Index cũng tăng lên 61,7 điểm. Các bluechips như MSN tăng trần, FPT tăng thêm 1.900 điểm/cp, VIC và VNM đều tăng điểm mạnh. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trên hai sàn đạt thấp.
Theo quyết định đã được Tổng giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ký ban hành ngày 15/8, bắt đầu từ hôm nay (4/9), việc thanh toán cổ phiếu sẽ được rút về 9h sáng ngày T+3.
Hay nói cách khác, sau khi mua cổ phiếu ở ngày T, thay vì phải chờ đến ngày T+4, nhà đầu tư mới có cổ phiếu để bán thì bắt đầu tư hôm nay, cổ phiếu sẽ về tài khoản của nhà đầu tư vào lúc 9h sáng ngày T+3, bắt đầu phiên giao dịch sáng và nhà đầu tư có thể bán sớm hơn 1 ngày.
Hay nói cách khác, sau khi mua cổ phiếu ở ngày T, thay vì phải chờ đến ngày T+4, nhà đầu tư mới có cổ phiếu để bán thì bắt đầu tư hôm nay, cổ phiếu sẽ về tài khoản của nhà đầu tư vào lúc 9h sáng ngày T+3, bắt đầu phiên giao dịch sáng và nhà đầu tư có thể bán sớm hơn 1 ngày.
Trong phiên hôm nay, cũng là phiên bắt đầu thị trường trở lại làm việc sau 3 ngày nghỉ lễ, đợt 1, VN-Index tăng nhẹ 1,35 điểm, tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại chỉ đạt chưa đến 600.000 đơn vị, tương đương hơn 10 tỷ đồng.
Sang đợt hai, khối lượng giao dịch không mấy cải thiện và dường như đi ngược với xu thế tăng điểm của thị trường. VN-Index lúc này đã cán mốc 400 điểm nhờ sự bứt phá của các bluechips.
11h30, trên HoSE, VN-Index tăng mạnh 6,57 điểm lên 402,59 điểm tương ứng tăng 1,66%. HNX-Index tăng 0,29 điểm lên 61,72 điểm, tương ứng tăng 0,47%.
Khối lương giao dịch trên cả hai sàn lần lượt đạt 16,8 và 16,3 triệu đơn vị, với tổng giá trị giao dịch 406,6 tỷ đồng, chưa đầy 500 tỷ đồng cho cả hai sàn.
Cổ phiếu khoáng sản hôm nay được phiên tăng trần. KSA tăng 500 đồng lên 12.100 đồng/cp, KSS và KTB đều tăng 300 đồng lên 7.800 và 7.900 đồng/cp. BMC tăng mạnh tới 1.500 đồng/cp lên 52.500 đồng còn BMP tăng 1.400 đồng/cp lên 45.900 đồng.
FPT sau tin Tổng giám đốc Trương Đình Anh sẽ quay lại "ghế nóng" tăng điểm 1.900 đồng/cp lên 42.000 đồng. MSN tăng trần lên 100.000 đồng/cp. VIC tăng tới 2.500 đồng lên 73.000 đồng, VNM tăng 1.000 đồng lên 106.000 đồng/cp.
Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng đứng giá hoặc tăng nhẹ. EIB nhích 100 đồng/cp, MBB tăng thêm 200 đồng, trong khi đó STB đứng giá 20.000 đồng, PVF không dịch khỏi mức 10.500 đồng.
Tại sàn Hà Nội, ACB, VND, KLS vẫn giữ được mức tăng nhẹ 100 đồng/cp.
Cả hai sàn, có tổng cộng 236 mã tăng, 64 mã tăng trần so 113 mã giảm, 35 mã giảm sàn. Số lượng cổ phiếu đứng mức tham chiếu trên 2 sàn lên đến 371 mã.
Như vậy, có thể do tâm lý dè chừng và thận trọng sau kỳ nghỉ nên sự tác động của việc áp dụng T+3 lên thị trường ngày hôm nay không thể hiện rõ, mặc dù theo nhiều ý kiến, chính sách này sẽ đẩy mạnh thanh khoản lên khoảng 20%.
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh thời gian thanh toán cũng sẽ tạo điều kiện cho việc kéo dài thêm nữa thời gian giao dịch buổi chiều.
Sáng nay, khối nghiên cứu của HSBC công bố kết quả Chỉ số Nhà Quản trị Mua PMI™ ngành sản xuất. Theo đó, chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam tăng từ 43,6 điểm trong tháng 7 lên 47,9 điểm trong tháng 8.
"Mặc dù các điều kiện kinh doanh ở Việt Nam vẫn khó khăn, tốc độ xấu đi của ngành sản xuất đã chậm lại cho thấy các hoạt động kinh tế có thể sẽ dần hồi phục vào quý 4", theo HSBC.
Việc lạc quan vào triển vọng kinh tế vĩ mô có thể sẽ là điểm nhấn tạo dựng niềm tin cho thị trường.
Sang đợt hai, khối lượng giao dịch không mấy cải thiện và dường như đi ngược với xu thế tăng điểm của thị trường. VN-Index lúc này đã cán mốc 400 điểm nhờ sự bứt phá của các bluechips.
11h30, trên HoSE, VN-Index tăng mạnh 6,57 điểm lên 402,59 điểm tương ứng tăng 1,66%. HNX-Index tăng 0,29 điểm lên 61,72 điểm, tương ứng tăng 0,47%.
Khối lương giao dịch trên cả hai sàn lần lượt đạt 16,8 và 16,3 triệu đơn vị, với tổng giá trị giao dịch 406,6 tỷ đồng, chưa đầy 500 tỷ đồng cho cả hai sàn.
Cổ phiếu khoáng sản hôm nay được phiên tăng trần. KSA tăng 500 đồng lên 12.100 đồng/cp, KSS và KTB đều tăng 300 đồng lên 7.800 và 7.900 đồng/cp. BMC tăng mạnh tới 1.500 đồng/cp lên 52.500 đồng còn BMP tăng 1.400 đồng/cp lên 45.900 đồng.
FPT sau tin Tổng giám đốc Trương Đình Anh sẽ quay lại "ghế nóng" tăng điểm 1.900 đồng/cp lên 42.000 đồng. MSN tăng trần lên 100.000 đồng/cp. VIC tăng tới 2.500 đồng lên 73.000 đồng, VNM tăng 1.000 đồng lên 106.000 đồng/cp.
Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng đứng giá hoặc tăng nhẹ. EIB nhích 100 đồng/cp, MBB tăng thêm 200 đồng, trong khi đó STB đứng giá 20.000 đồng, PVF không dịch khỏi mức 10.500 đồng.
Tại sàn Hà Nội, ACB, VND, KLS vẫn giữ được mức tăng nhẹ 100 đồng/cp.
Cả hai sàn, có tổng cộng 236 mã tăng, 64 mã tăng trần so 113 mã giảm, 35 mã giảm sàn. Số lượng cổ phiếu đứng mức tham chiếu trên 2 sàn lên đến 371 mã.
Như vậy, có thể do tâm lý dè chừng và thận trọng sau kỳ nghỉ nên sự tác động của việc áp dụng T+3 lên thị trường ngày hôm nay không thể hiện rõ, mặc dù theo nhiều ý kiến, chính sách này sẽ đẩy mạnh thanh khoản lên khoảng 20%.
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh thời gian thanh toán cũng sẽ tạo điều kiện cho việc kéo dài thêm nữa thời gian giao dịch buổi chiều.
Sáng nay, khối nghiên cứu của HSBC công bố kết quả Chỉ số Nhà Quản trị Mua PMI™ ngành sản xuất. Theo đó, chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam tăng từ 43,6 điểm trong tháng 7 lên 47,9 điểm trong tháng 8.
"Mặc dù các điều kiện kinh doanh ở Việt Nam vẫn khó khăn, tốc độ xấu đi của ngành sản xuất đã chậm lại cho thấy các hoạt động kinh tế có thể sẽ dần hồi phục vào quý 4", theo HSBC.
Việc lạc quan vào triển vọng kinh tế vĩ mô có thể sẽ là điểm nhấn tạo dựng niềm tin cho thị trường.
Mai Chi