1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

"Chung cư trước vống lên 40 triệu/m2, giờ 14 triệu vẫn... ế"

(Dân trí) - Đó là dẫn chứng do ông Thân Đức Nam - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội nêu ra trong phiên họp mở rộng để thẩm tra dự án Luật KD BĐS sửa đổi chiều 28/2 do Thường trực UB Kinh tế tổ chức, để minh chứng cho sự méo mó của thị trường.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra 4 doanh nghiệp tăng giá sữa

Trình bày tờ trình về dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, luật Kinh doanh BĐS hiện tại đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Luật chưa có đủ chế tài để tạo lập một thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Nhà nước kiểm soát, điều tiết được cung-cầu của thị trường, dẫn đến thị trường bất động sản thời gian qua phát triển thiếu ổn định; tình trạng đầu tư tự phát, theo phong trào, đám đông diễn ra phổ biến; nhiều dự án chậm tiến độ, thi công cầm chừng, để đất hoang hóa, lãng phí…

Việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản sẽ tạo ra chế tài đủ mạnh để tạo lập thị trường bất động sản phát triển minh bạch, ổn định theo hướng siết chặt hơn hoạt động mua bán nhà đất.

Nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các dự án trong kinh doanh dự án BĐS được bổ sung, điều chỉnh trong dự thảo luật. Theo đó, hoạt động mua bán nhà trên giấy được quy định chặt chẽ để giảm nguy cơ cho người mua nhà.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trình bày nội dung dự luật Kinh doanh BĐS sửa đổi.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trình bày nội dung dự luật Kinh doanh BĐS sửa đổi.

Cụ thể, theo luật hiện hành, để dự án được đưa vào kinh doanh thì chủ đầu tư chỉ cần “giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Còn theo Dự thảo Luật Sửa đổi buộc chủ đầu tư các dự án bất động sản phải có “hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng”. So với hiện hành, chủ đầu tư dự án bất động sản cần đáp ứng cả 2 điều kiện.

Chủ đầu tư các dự án chỉ được phép ký hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua dự án BĐS hình thành trong tương lai khi đã có sự bảo lãnh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ đầu tư nếu chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng hai bên đã ký kết. Với quy định mới này sẽ bảo quyền lợi và tạo được tâm lý an tâm hơn cho người mua nhà trong tình trạng “bán nhà trên giấy” như hiện nay.

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) phân tích, thị trường vừa qua méo mó, bất bình thường. Bộ Xây dựng cần là cơ quan rà lại những méo mó bất cập của thị trường này để có hướng xử lý.

Tuy nhiên, nhìn nhận việc bán nhà trên giấy vấn đề ở khía cạnh khác, ông Lịch lại cho rằng, việc khống chế điều kiện huy động vốn xây chung cư như xong móng mới bắt đầu được rao bán nhà thực chất không quan trọng vì đó là quan hệ, thỏa thuận dân sự. Vấn đề là cần quản lý, đảm bảo được tiền thu được từ người góp vốn được dùng để làm công trình đó chứ không phải để làm việc khác.

“Có như vậy mới tránh được việc chủ đầu tư huy động tiền góp của người dân xong rồi mang đi mua đất để bán qua lại lướt sóng hưởng chênh lệch. Đó mới là nội dung cần thiết phải quy định chứ không cần chạy theo điều chỉnh quan hệ dân sự” - ông Lịch lập luận.

Một điểm thay đổi căn bản khác, dự luật xóa quy định bắt buộc buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản khi bán, cho thuê nhà, công trình xây dựng phải thông qua sàn giao dịch. Việc này nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập, cũng như các tác động tiêu cực của tổ chức trung gian này đối với thị trường bất động sản. Qua đó, giảm thủ tục bắt buộc phải có chứng nhận đã giao dịch bất động sản qua sàn, tránh việc tăng giá ảo, tăng chi phí và gây thiệt hại cho người mua, đồng thời bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các đại biểu cũng đồng tình quy định chặt chẽ về điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản nhằm nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản, bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam “gật đầu” với đề xuất này. Ông Nam nêu thực tế, quá nhiều sàn giao dịch BĐS hiện nay cũng là một yếu tố kích cầu bong bóng BĐS lên. Quy định buộc giao dịch qua sàn đã tạo điều kiện cho những khâu môi giới, trung gian đẩy giá bán nhà, làm khó cho người mua khi phải qua sàn mới mua được trong khi những người kinh doanh thứ cấp qua sàn nhận được lợi nhuận lớn mà không mất gì.

Giá nhà qua đó cũng bị đẩy lên vì chi phí đầu tư cho việc PR, quảng cáo… Mà khi sản phẩm lên giá, nhà sản xuất cũng không được lợi hơn, lãi lời chủ yếu rơi vào tay trung gian.

“Vậy nên thời gian trước, có khu vực giá chung cư vống lên đến 40 triệu đồng/m2, giờ chỉ rao bán trên dưới 14tr mà vẫn ế” – ông Nam dẫn chứng.

P.Thảo
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước