Chủ tịch Vinaconex gửi "tâm thư" sau vụ án vỡ ống nước Sông Đà

(Dân trí) - Lãnh đạo Vinaconex cho khẳng định đã thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, thiếu sót trong công tác triển khai thi công dự án nước sông Đà (giai đoạn 1) và cam kết nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Nội yêu cầu làm nhanh sổ đỏ cho người dân

* Ngộ nhận GDP: Nhiều người Việt đang đi vay để... sống!

* Khó vay gói 50.000 tỉ đồng

* Đại gia Nguyễn Thị Liễu: Hành trình 'lột xác' thành Anna Nguyễn

Trang thông tin chính thức của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mới đây vừa đăng tải bức tâm thư khá dài của ông Nguyễn Thành Phương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT tổng công ty gửi tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vinaconex.

Ông Thành cho biết, trong thời gian vừa qua, hệ thống đường ống truyền tải nước sạch Sông Đà đã có một số lần gặp sự cố làm gián đoạn việc cấp nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận không nhỏ người dân thủ đô hiện đang sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà. 

Ngày 4/7/2014, Bộ Xây dựng đã có Thông báo số 15/TB –BXD ngày 4/7/2014 về Kết luận giám định nguyên nhân sự cố vỡ ống truyền tải nước Sông Đà (giai đoạn 1) trong đó nêu rõ nguyên nhân xảy ra sự cố, trách nhiệm của các đơn vị liên quan, phần nhiều trong số đó là của Vinaconex và các đơn vị thành viên tham gia Dự án. Ngày 29/7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã công bố Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 03/C46 – P10 liên quan đến việc thiết kế, phê duyệt, sản xuất và xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch (giai đoạn 1) của Tổng công ty.

Chín lần vỡ đường ông dẫn nước sạch Sông Đà khiến bộ phận lớn người dân Thủ đô điêu đứng..
Chín lần vỡ đường ông dẫn nước sạch Sông Đà khiến bộ phận lớn người dân Thủ đô điêu đứng..

"Đây là sự việc hết sức đáng tiếc, lần đầu tiên xảy ra trong suốt 26 năm xây dựng và phát triển của Vinaconex. Điều này càng đáng tiếc hơn khi nó xảy ra tại Dự án nước sạch Sông Đà, công trình mang ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, được xây nên bởi tâm huyết, quyết tâm, nỗ lực cố gắng không biết mệt mọi, cả chịu đựng hy sinh, chắt chiu dành dụm tiết kiệm và là niềm tự hào của các thế hệ lãnh đạo, người lao động Vinaconex" - ông Phương cho hay. 

Chủ tịch Vinaconex cũng trải lòng, hơn ai hết, Vinaconex ý thức đầy đủ về trách nhiệm và những tác động to lớn của công trình phục vụ dân sinh này đối với các hoạt động của đời sống xã hội nói chung, sinh hoạt của người dân Hà Nội và các vùng lân cận nói riêng.

Theo như ông Thành, ngay sau khi xảy ra sự cố lần đầu tiên, Tổng công ty đã cố gắng khắc phục một cách nhanh nhất. Và sau khi có Thông báo của Bộ Xây dựng về Kết luận giám định nguyên nhân sự cố vỡ ống truyền tải nước Sông Đà (giai đoạn 1) thì lãnh đạo Vinaconex cũng đã gửi lời xin lỗi chính thức đến Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, chính quyền và nhân dân Thủ đô về những tác động đã gây ra do sự cố đường ống.

Đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, thiếu sót trong công tác triển khai thi công dự án nước sông Đà (giai đoạn 1) và cam kết nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan; triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, hiệu quả để khắc phục những khuyết điểm, sớm triển khai giai đoạn 2 của Dự án theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội nâng công suất của hệ thống lên 600.000m3/ngđ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân Thủ đô theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Nói về việc thi công đường ông dẫn nước sạch Sông Đà, ông Thành thừa nhận, trong quá trình thực hiện Dự án, bên cạnh việc mạnh dạn việc đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới sử dụng ống composite cốt sợi thủy tinh cho hệ thống truyền tải, Vinaconex đã gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm trong thiết kế, sản xuất, thi công, lắp đặt tuyến ống vật liệu mới. 

Theo đó, vào thời điểm ấy tại Việt Nam chưa có tiêu chuẩn áp dụng, thời điểm thi công dự án lại trùng với thời điểm thi công đường cao tốc Láng – Hòa Lạc do vậy chịu nhiều tác động bất lợi qua lại. Thêm vào đó, vì là tuyến ống độc đạo, dài nhất Việt Nam tại thời điểm đầu tư được sử dụng vật liệu mới composit cốt sợi thủy tinh, không có thời gian ngừng hoạt động để duy tu, sửa chữa…. nên thời gian qua tuyến ống đã xảy ra một số sự cố đáng tiếc.

Cũng theo ông Thành, ngay trong quá trình thực hiện Dự án, Tổng công ty này đã ý thức được hệ thống truyền tải nước Sông Đà là hệ thống độc đạo nên khó có thể tránh khỏi các vấn đề rủi ro trong quá trình vận hành khai thác sử dụng. Vì vậy, từ  tháng 2/2006 đến năm 2009, Tổng công ty đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin phép thi công lắp đặt thêm tuyến ống cấp nước giai đoạn 2 dọc đường cao tốc Láng – Hòa Lạc nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trong thời gian vận hành cấp nước khi tuyến ống giai đoạn I cần duy tu sửa chữa định kỳ hoặc sự cố xảy ra, tiết kiệm chi phí không phải đào xúc khi tuyến đường đã hoàn thành, hệ thống công trình đầu mối đã hoàn thành sẵn sàng giai đoạn 2, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của Dự án. 

Tuy nhiên, vào các thời điểm nêu trên do không thu xếp được nguồn vốn (chủ yếu là nguồn vốn vay có hỗ trợ về lãi suất, khoanh nợ) và chưa có cơ chế ưu đãi dành cho doanh nghiệp để đầu tư vào lĩnh vực công ích, Tổng công ty đã không thể triển khai  đầu tư giai đoạn 2. 

Bích Diệp
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”