Chợ đồ cổ Hà Nội toàn đồ... giả cổ

Được họp mỗi năm một phiên từ ngày 20 tháng Chạp đến đêm 30 Tết, Chợ đồ cổ phố Hàng Mã nay chỉ còn là tên gọi khi mà đồ cổ được bày bán thì ít mà đồ giả cổ, đồ cũ thì tràn lan. Nhưng dù thế nào nó vẫn là điểm hút khách, nhất là những người thích sưu tập đến chợ vào những ngày giáp Tết.

Chợ đồ cổ Hà Nội toàn đồ... giả cổ

Tại chợ đồ cổ, có hàng trăm mặt hàng phong phú được bày bán, từ đồ thờ cúng, tiền cổ, tượng phật, linh vật và cả các đồ dùng cá nhân như ví da, túi, bút…

Dạo một vòng qua chợ, du khách dễ dàng tìm được các mặt hàng ưng ý và hiện có những mặt hàng được coi là “độc” vì khó kiếm như mũi tên đá cổ, ngọc vân cổ, kiếm thời Lê, bình Tùy Đường,… và cả những đồ gia dụng như ấm trà, bát, đèn cổ, bình phong, đồng hồ cổ…

Nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại đồ thờ như tượng phật đồng, tam đa, đỉnh đồng, lư đồng... Tuy nhiên, không giống như những lời chào mời những người chủ hàng, phần lớn các mặt hàng ở đây chỉ là đồ cũ, đồ giả cổ. Thậm chí, những đồng tiền xu được tung ra thị trường từ năm 2003 cũng đã được bày bán lẫn trong đĩa đựng “tiền cổ”.

Tiền xu hiện đại lẫn trong khu vực bán tiền cổ
Tiền xu hiện đại lẫn trong khu vực bán tiền cổ

Theo ông Nguyễn Văn Quang (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), đã nhiều năm bán hàng tại chợ đồ cổ cho biết: “Không phải ai cũng chơi và có đủ điều kiện để mua đồ cổ, để đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng nên ở đây, tôi bán cả đồ cổ thật, đồ giả cổ - đồ mới”.

Ông Quang cũng cho biết thêm những mặt hàng mang đến đây chỉ là “hàng chợ” bình thường, không có đồ cổ giá trị cao vì sợ vận chuyển nhiều lại bày ở ngoài đường như thế này sẽ làm hỏng hết đồ và chợ hiện nay không phải là nơi mua bán trao đổi của giới chơi đồ cổ.

Đồ cổ, giả cổ lẫn lộn.
Đồ cổ, giả cổ lẫn lộn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng công khai thừa nhận đồ giả cổ như ông Quang. Nhiều chủ hàng tại đây vẫn khăng khăng khẳng định các mặt hàng của họ đều là đồ cổ “xịn”, chỉ là có một số ít đồ cũ nhưng cũng có vài chục năm rồi. Khi được hỏi “làm thế nào để biết đồ cổ thật hay giả?”, các chủ hàng đều cho rằng: “Khách sành thì nhìn qua là biết”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Cắt giảm và từ bỏ: Đánh đổi để được sống

Anh Phạm Thành Công trú tại phố Dương Đình Nghệ cho rằng điều đó là bịp bợm, vì để xác định niên đại của mỗi thứ đồ cổ không phải dễ, nhiều người trong nghề còn bị lừa vì hiện nay kỹ thuật làm giả cổ “quá tinh vi”. Do vậy, những người không sành đồ cổ thì không thể xác định được giá trị thật của của những món đồ. Nếu dựa vào cảm tính và những lời “quảng cáo” của chủ hàng thì mất tiền là đương nhiên.

Có mặt tại chợ, họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, từng là giảng viên bộ môn Lịch sử Mỹ thuật tại Học viện Mỹ thuật TPHCM, cũng là một người sưu tập và có nhiều kiến thức về đồ cổ nhưng cũng chỉ dám chắc chắn 80% khi đưa ra nhận định về mức độ “cổ thật” của các món đồ tại đây. Cũng chính vì thế mà dù đã bỏ ra cả nửa ngày để đi qua từng gian hàng, xem xét kỹ lưỡng, nhưng cuối cùng ông cũng chỉ ưng ý duy nhất một món đồ mà ông cho là một trong những đồ cổ thật hiếm hoi ở chợ.

Đồ cổ, giả cổ lẫn lộn.
Nếu không sành đồ cổ thì khó có thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả vì kỹ thuật làm giả rất tinh vi

Tuy phần lớn làm đồ giả cổ, hoặc đồ cận cổ (tuổi đời vài chục năm), nhưng những món đồ ở đây vẫn được “hét” với giá trên trời. Một đôi ngựa gốm được giới thiệu là đồ cổ của Trung Quốc được chủ hàng ra giá 200 triệu đồng, chiếc đèn Pháp có giá 100 triệu đồng, chiếc bàn trà cổ cũng được bán với giá 55 triệu đồng “không hơn không kém”, còn những chiếc lư đồng, đỉnh đồng dao động từ 3 đến vài chục triệu đồng/chiếc…

Thế nhưng, ông Trần Hải (Yên Mỹ, Hưng Yên) - chủ một gian hàng, vẫn lắc đầu: “Đang cần tiền nên bán lỗ chứ giá bình thường phải bán gấp 3, gấp 5 lần”. Anh Nguyễn Tiến Thịnh - một người bán hàng khác lại giải thích lý do giá bán cao ngất ngưởng: “Tôi không dám nhận những mặt hàng ở đây là đồ cổ vì phải trên 150 tuổi mới gọi là cổ, còn những mặt hàng này mới chỉ có vài chuc năm tuổi nên chỉ có thể gọi là đồ cũ. Nhưng điều đặc biệt là những đồ này độc và lạ, đi khắp Hà Nội cũng không tìm thấy cái thứ 2”.

Với cách bán hàng như vậy, phiên chợ đồ cổ cuối năm thực sự là cơ hội kiếm bộn tiền. Theo xác nhận của các chủ hàng, chỉ trong vòng 5 ngày, mỗi gian hàng cũng kiếm được vài chục triệu, chưa kể có người còn lãi được cả trăm triệu nhờ bán đồ giả cổ.

Cùng ngắm nhìn khung cảnh chợ đồ cổ những ngày cuối năm:

Đôi ngựa được rao bán
với giá 200 triệu
Đôi ngựa được rao bán với giá 200 triệu

Chợ còn có những đồ vật
nhỏ và độc đáo như mũi tên bằng đá, bằng đồng

Chợ còn có những đồ vật
nhỏ và độc đáo như mũi tên bằng đá, bằng đồng
Chợ còn có những đồ vật nhỏ và độc đáo như mũi tên bằng đá, bằng đồng

Rất nhiều lư hương có
hình thù độc đáo
Rất nhiều lư hương có hình thù độc đáo

Rất nhiều lư hương có
hình thù độc đáo
Những viên đá được giới thiệu là đá tự nhiên, lâu đời cũng có giá từ 500.000 đến 2 triệu đồng/viên


Nhiều khách hàng chọn mua những đồng tiền cổ để lấy may nhân
dịp năm mới
Nhiều khách hàng chọn mua những đồng tiền cổ để lấy may nhân dịp năm mới
Theo

Theo Thùy Linh - Đặng Tiến
Lao động

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước