Chiến lược ra “biển lớn” bằng du lịch làng nghề của “nữ tướng” Đồng Kỵ

Sau gần ba năm dồn mọi tâm huyết và huy động nhiều nguồn lực, chiến lược phát triển làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc Ninh kết hợp cùng du lịch làng nghề của bà Vũ Thị Mai – Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Hướng Mai chuẩn bị đến ngày hái quả.

Bà Vũ Thị Mai – Tổng Giám đốc Công ty Đồ gỗ Hướng Mai
Bà Vũ Thị Mai – Tổng Giám đốc Công ty Đồ gỗ Hướng Mai

Ở nước ta hiện nay, nhiều làng nghề nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, đá mỹ nghệ Non Nước… đã trở thành những địa điểm du lịch yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Ở làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc Ninh thì những nghệ nhân nơi đây cũng mong muốn thông qua du lịch để gìn giữ các các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tìm đường đưa sản phẩm tinh hoa của làng nghề ra thế giới.

Biến ước mơ thành hiện thực, người ta thấy trong suốt 3 năm qua bà Vũ Thị Mai - Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai vừa là người khởi xướng ý tưởng “xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống Đồng Kỵ thông qua du lịch làng nghề” tại Bắc Ninh, vừa là người dồn mọi tâm huyết, miệt mài tổ chức, xây dựng,... và hiện thực này đã ngày càng trở nên rõ nét.

Gian nan mở đường

Hành trình du lịch làng nghề Đồng Kỵ, Bắc Ninh có ba điểm tham quan chính, đầu tiên khách du lịch sẽ đến thăm Chùa Phật Tích, cái nôi của Phật giáo Việt Nam, tiếp đến sẽ dừng chân tại Đền Đô, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý và cuối cùng sẽ tham quan, mua sắm tại làng nghề. Đến với làng nghề, du lịch sẽ được dẫn đi thăm quan làng nghề để được giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề. Đồng thời, trực tiếp đến thăm các gia đình nghệ nhân hàng đầu tại đây để tìm hiểu các thế hệ nghệ nhân của làng nghề cũng như việc giữ gìn các giá trị văn hoá tại đây. Sau quá trình tham quan, du lịch sẽ tiếp tục đến với các trung tâm mua sắm sầm uất của Bắc Ninh. Trong đó, Công ty Đồ gỗ Hướng Mai sở hữu hai trung tâm thương mại lớn nhất có diện tích gần 20.000 m2 (một trung tâm 10 tầng với 10.000m2 và một trung tâm 6 tầng với hơn 9.000m2 trung bày).

Sản phẩm được trưng bày tại các trung tâm này đều là những tác phẩm nghệ thuật được “thổi hồn” bởi các nghệ nhân giỏi nhất của làng Đồng Kỵ. Đó là những kiệt tác mang hồn cốt Việt, đậm đà nét văn hóa Phương Đông, hay những tinh hoa xuất sắc theo phong cách, đường nét của văn hóa quý tộc châu Âu... được tạo ra từ 5 xưởng và 1 nhà máy sản xuất, với hơn 500 công nhân và 100 nghệ nhân tay nghề cao đang từng ngày, từng giờ miệt mài, say mê chạm khắc trên từng thớ gỗ,…

Để làm được những điều này, bà Mai đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết để gây dựng doanh nghiệp với sứ mệnh là người tiên phong, người mở đường cho làng nghề. Khi gây dựng được những cơ sở ban đầu cho mình, bà Mai miệt mài kêu gọi các nghệ nhân cùng chung tay góp sức, tìm kiếm sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Từ việc tự bỏ tiền bạc, công sức mua nguyên vật liệu về đào tạo, nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân. Đến việc đi từng nhà nghệ nhân thuyết phục họ, truyền nhiệt huyết để họ quay lại với nghề và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Một tay gây dựng doanh nghiệp với bao áp lực của thị trường, của cạnh tranh. Một tay góp sức gây dựng lại làng nghề với bao trăn trở tìm hướng đi mới để quảng bá cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Đồng Kỵ. Trong suốt gần 27 năm qua, bà chưa bao giờ nản chí, chưa bao giờ bỏ cuộc.

Bà Mai (ngồi giữa) cùng Đại sứ Thái Lan trong một lần đến thăm làng nghề Đồng Kỵ
Bà Mai (ngồi giữa) cùng Đại sứ Thái Lan trong một lần đến thăm làng nghề Đồng Kỵ

Đường ra biển lớn

Hiện nay, làng gỗ Đồng Kỵ nói chung và các trung tâm thương mại của Hướng Mai nói riêng đón rất nhiều du lịch đến tham quan và mua sắm tại đây. Đặc biệt là các du lịch khách nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, và rất nhiều khách châu Âu, Mỹ… Tuy nhiên, bà Mai cho biết bà và các nghệ nhân cũng như chính quyền tại đây vẫn đang tiếp tục tìm cách để tăng tính hấp dẫn cho hành trình du lịch làng nghề. Trong đó, hướng đến việc mở thêm các hình thức du lịch trải nghiệm bằng việc để du lịch được thử sức với việc chế tác, tạo ra các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cùng các nghệ nhân.

Để thực hiện được ý tưởng này, bà Mai đang tiếp tục cho xây dựng thêm các xưởng chế tác phục vụ mục đích du lịch trải nghiệm. Một nhà thờ Tổ nghề đồ gỗ mỹ nghệ nhằm hướng đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống cũng đang được xây dựng. Theo bà Mai đánh giá, khi hoàn thành các quần thể này trong hành trình du lịch làng nghề, cùng với đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, các công ty du lịch, chắc chắn Đồng Kỵ sẽ trở thành một địa điểm vô cùng thu hút.

Để bắt kịp và không đứng ngoài cuộc, các doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ cũng phải trở nên chuyên nghiệp, từ khâu tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Ở Công ty Hướng Mai, bà Mai cũng đang thực hiện hàng loạt các hoạt động tái cấu trúc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Mới đây, trong chương trình “CEO – Chìa Khoá Thành Công” của VTV1, bà chia sẻ đã nhượng ghế điều hành cho một CEO chuyên nghiệp được thuê từ ngoài vào. Theo bà, điều này thể hiện doanh nghiệp của bà quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để phát triển và hội nhập thành công.

Bà Mai chụp ảnh lưu niệm cùng các Chuyên gia và Doanh nhân trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công (do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện với Hoanggiamediagroup với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland)
Bà Mai chụp ảnh lưu niệm cùng các Chuyên gia và Doanh nhân trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công (do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện với Hoanggiamediagroup với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland)

P. Anh