Chiếc bánh mì "mốc meo xanh rờn" có gì khiến cư dân mạng tranh nhau mua?
Hình ảnh chiếc bánh mì có vẻ ngoài mốc meo xanh rờn, được nhiều người dân địa phương ưa chuộng, nổi rần rần trên mạng xã hội.
Những bức ảnh về một chiếc bánh mì có vẻ ngoài mốc meo xanh rờn bán công khai trên chợ trực tuyến Taobao của Trung Quốc thời gian gần đây đang nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội châu Á vì vẻ ngoài kém hấp dẫn của nó.
Chiếc bánh mì gây sốt trong thời gian gần đây với lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, tiếp đó là phần màu xanh lá cây nhạt của matcha phô mai trông giống như nấm mốc đang phát triển trên chiếc bánh cũ.
Sau khi hình ảnh chiếc bánh mì lan truyền khiến cư dân mạng bối rối, họ bắt đầu chia sẻ bức ảnh trên các tài khoản mạng xã hội, rất nhanh chóng, mọi người đều hỏi về những chiếc bánh trông đã mốc meo có mùi vị như thế nào.
Trên trang bán hàng trực tuyến nổi tiếng Taobao của Trung Quốc, hơn 500 đánh giá từ khách hàng cho rằng món ngon thực sự, đối lập với vẻ ngoài kém bắt mắt. Nhiều người dành lời khen ngợi về sự mềm mại cũng như hương vị tuyệt vời của những chiếc bánh và khẳng định họ chắc chắn sẽ mua lại.
Người bán loại bánh này cho biết bánh làm từ matcha trà xanh Nhật Bản và bột từ New Zealand. Mỗi chiếc bánh có giá khoảng 18 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 63 nghìn đồng.
Nếu phải kể tên một trong những loại đặc sản gây hãi hùng nhất trên thế giới thì đó chính là phô mai giòi Casu Marzu. Món phô mai Casu Marzu được mệnh danh là đặc sản nổi tiếng của vùng Sardinia ,ở Italia.
Điểm nổi bật của Casu Marzu là nếu nhìn gần, bạn sẽ thấy những con giòi lúc nhúc trong đó, khiến ai cũng phải sởn da gà khi nhìn vào. Nhưng đây lại món ăn được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng.
Để đẩy nhanh quá trình lên men phô mai, người thợ cho vào đó một loại ruồi đặc biệt để chúng đẻ trứng, sau đó, trứng ruồi nở ra giòi sẽ tiết ra enzym đặc biệt làm món ăn mềm, mịn và có hương vị kỳ lạ. Món phô mai nhìn ghê sợ thường được ăn với bánh mì Sardinian.
Mặc dù vẫn còn nhiều nghi ngại về các tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên, vào năm 2010, món ăn này từng được công nhận là một phần của di sản văn hóa của vùng Sardinia ở Italia.