Cà Mau:

Cánh đồng tôm lớn giúp nông dân "bỏ túi" 60 - 80 triệu đồng/ha

(Dân trí) - (Dân trí) Sau hai năm thực hiện và nhân rộng mô hình cánh đồng tôm lớn (CĐTL) nhằm hỗ trợ nhân rộng sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, đến nay mô hình CĐTL ở huyện Đông Hải được đánh giá mang lại hiệu quả cao và đang được nhân rộng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* “Bán” sân bay: Cái gì, cho ai, và như thế nào?

* “Giáo sư Cù Trọng Xoay” về đầu quân tại FPT Telecom

* FPT “xử lý” 4 cá nhân có dấu hiệu tư lợi

* Gây rối thị trường hồ tiêu, thương lái Trung Quốc thu lãi lớn

* Nhà giàu Trung Quốc ồ ạt mua gom đất, Úc áp thuế để "hạ nhiệt"?

* Giải cứu" hành tím: Chỉ là giải pháp tình thế!

Đầu năm 2013, phòng NN-PTNN huyện Đông Hải, đã tiến hành xây dựng Dự án CĐTL trong mô hình nuôi tôm QCCT. Trong mô hình CĐTL, hàng năm người dân có nguồn thu trung bình từ 60-80 triệu đồng/ha. Đây đang là mô hình kinh tế tập trung và có tính bền vững của người dân huyện Đông Hải.

Với sự tham gia của bốn nhà mô hình CĐTL tại huyện Đông Hải đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, khâu khó nhất là đầu ra của sản phẩm đã được đảm bảo. Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Ngọc Cẩn, Tổ trưởng tổ hợp tác (THT) Tiền Phong phấn khởi nói: “Làm trong CĐTL tuy khó một chút khi phải đảm bảo đúng kỹ thuật, nhưng bù lại được lợi đủ điều. “Cái lợi lớn nhất là thường xuyên được tham gia những buổi hội thảo, tập huấn để học hỏi kỹ thuật. Đặc biệt, làm trong CĐTL chúng tôi được bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn bên ngoài”.

Nuôi tôm trong cánh đồng lớn nông dân không còn lo đầu ra khi thu hoạch tôm
Nuôi tôm trong cánh đồng lớn nông dân không còn lo đầu ra khi thu hoạch tôm

Bước ngoặc trong mô hình CĐTL chính ở chỗ này, từ trước đến nay bà con nuôi tôm luôn phải bồn chồn lo lắng khi sản phẩm mình làm ra bán bị ép đầu ép đuôi, nay làm trong mô hình phải đảm bảo đủ thứ yêu cầu kỹ thuật mà chẳng thêm được gì thì không  đáng. Tuy nhiên, trong năm 2014, nhà doanh nghiệp đã đến, họ đảm bảo cung cấp giống, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật nuôi VietGap và đảm bảo đầu ra với giá cao hơn thị trường từ 15 – 20 ngàn đồng/kg.

Ông Dương Minh Đoàn, một thành viên của THT Tiền Phong cho biết, mỗi năm gia đình ông có thêm cả chục triệu đồng nhờ công ty mua với giá cao. Nhà ông Đoàn có 2,6 ha đất nuôi tôm, năm rồi ước thu khoảng 270 triệu đồng, trừ hết chi phí ông còn khoảng trên 200 triệu. “Nếu công ty không mua giá cao thì lời không đến 200 triệu, và không  trong CĐTL thì ở đây bà con làm không thể trúng vậy được”. Ông Đoàn khẳng định

Ông Hồ Hoàng Thống, một hộ dân làm CĐTL tại xã Định Thành cho biết thêm : “Nông nghiệp bây giờ phải hướng theo khoa học kỹ thuật, cái này thì tự nông dân không thể biết được phải nhờ đến nhà khoa học. Nhà doanh nghiệp bên cạnh việc cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật còn đảm bảo luôn đầu ra. Nông dân chúng tôi làm, Nhà nước là cầu nối để giúp bà con chúng tôi gắn kết với nhà khoa học và doanh nghiệp. Do vậy, từ khi được sự quan tâm của các cấp chính quyền triển khai thực hiện CĐTL, bốn nhà cùng nhau làm, năm rồi bà con ai cũng được mùa, mọi người rất phấn khởi”.

Nuôi tôm trong cánh đồng lớn nông dân không còn lo đầu ra khi thu hoạch tôm
Nhờ mô hình "làm ăn chung" - cánh đồng tôm lớn này, bà con nuôi tôm "bỏ túi" từ 60 -80 triệu đồng/ha

Từ thành công của mô hình CĐTL, nhiều bà con địa phương đã tự động xin gia nhập vào các THT để cùng làm cùng hưởng lợi với bà con. Đến nay, tại xã định thành đã có 119 hộ tham gia CĐTL với diện tích 212 ha.

Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải cho biết: Xã Định Thành được chọn là nơi thí điểm đầu tiên CĐTL. Mô hình thực nghiệm trên diện tích 83 ha, với sự tham gia của 43 hộ dân trong tổ hợp tác (THT) Tiền Phong ở ấp Cây Giá. Sau hai năm thực hiện mang lại hiệu quả, mô hình được nhân rộng ra nhiều xã trên địa bàn huyện Đông Hải. Điểm nhất của CĐTL là có sự tham gia của bốn nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.

Với thế mạnh phát triển thủy sản của mình, huyện Đông Hải đã đã nhanh chóng nhân rộng mô hình CĐTL - Nuôi tôm QCCT ít thay nước ra hàng trăm ha. Hiện nay, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao này đã được phổ biến tại các xã Định Thành, Long Điền, Long Điề Tây,…

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Túy, Chủ Tịch UBND huyện Đông Hải cho biết: Năm 2014, là một năm thành công trong nuôi trồng thủy sản của huyện Đông Hải, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 57.400 tấn, trong đó chủ yếu là nuôi tôm nuôi với sản lượng gần 31.000 tấn vượt với kế hoạch đề ra. Có được thành quả trên, cũng nhờ bà con đã “cởi mở” hợp tác cùng chính quyền và doanh nghiệp, trong đó có đóng góp của mô hình CĐTL. “Chúng tôi đang cần những mô hình hiệu quả như CĐTL để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Trước thành công của mô hình, chắc chắn trong tương lai gần sẽ được nhân rộng trên địa bàn”. Ông Túy nhấn mạnh. 

N. Hai – Nguyễn Hành

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”