1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cảng biển cũng... đại hạ giá

Mọi người đều đã quen với việc quần áo đại hạ giá, băng đĩa đại hạ giá, bánh kẹo đại hạ giá, điện thoại đại hạ giá… chứ ít ai ngờ, cảng biển, chính xác hơn là giá dịch vụ cảng biển cũng đại hạ giá.

Đáng nói hơn, đại hạ giá ở cảng biển không phải để cùng sống mà lại để kéo nhau… cùng chết.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


Câu chuyện “gà cùng một mẹ… cứ hoài đá nhau” tại các cảng biển trong nước không phải bây giờ mới nói. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là vấn đề nóng khi tình trạng cạnh tranh bằng chiến lược giá vẫn manh nha tại khắp các cảng biển trên cả nước.

Cụ thể hơn, khi việc hàng loạt các cảng biển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải đua nhau đại hạ giá mới được cơ bản giải quyết bằng quyết định áp mức giá tối thiểu cho dịch vụ xếp dỡ container thì tại khu vực Hải Phòng, tình trạng cạnh tranh bằng giá đang khiến nhiều doanh nghiệp cảng đau đầu.

Theo tính toán, mức giá xếp dỡ cảng biển tại nhiều nơi đã ở dưới mức giá thành bốc xếp container, thấp hơn nhiều so với cảng container trong khu vực. Theo Hiệp hội Cảng biển VN, giá dịch vụ cảng ở Việt Nam hiện nay thấp hơn 2-3 lần so với khu vực. Nếu cứ tính trung bình, mỗi cảng thu 50-56 USD/container 20’ thì đã thấp hơn rất nhiều so với mức 117 USD của cảng Singapore và 269 USD của cảng Hồng Kông. 

Trên thực tế, tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, đã có lúc, giá xếp dỡ một container 20’ hạ xuống chỉ còn 30 USD so với con số 50 USD để thu có thể bù chi. Tại một số nơi khác, đã và đang xuất hiện tình trạng các cảng nhỏ lấy biểu giá cước của các cảng lớn và dựa vào đó giảm 5 - 10% để lôi kéo khách hàng. Khách hàng lại lấy biểu cước của cảng nhỏ chào hàng gây sức ép với các cảng lớn.

Không cần tính tới mức giảm “khủng” 20 USD mà chỉ tính “nhẹ” mỗi TEU, chủ cảng giảm 5 USD thì nhân với con số 8,5 triệu TEU hàng hóa thông qua cảng biển trên cả nước năm 2013, mỗi năm chúng ta đã mất khoảng 42 triệu USD. 

Đáng nói hơn, việc vận tải container bằng tàu feeder chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài nắm giữ. Cạnh tranh bằng chiêu thức hạ giá như thế này chỉ càng làm tăng lợi nhuận cho các hàng tàu nước ngoài hay nói cách khác, ngoại tệ của chúng ta đang… chảy ngược vào túi tiền của các chủ tàu nước ngoài.

Tất nhiên, không phải cảng biển nơi nào cũng “phá giá” như ở Cái Mép - Thị Vải, nhưng việc giảm giá để cạnh tranh là có thật và con số thiệt hại do đại hạ giá dịch vụ cảng biển dù không đến 42 triệu USD nhưng chắc chắn cũng không dưới con số hàng chục triệu USD.
 
Theo Thanh Bình
Báo GTVT
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm