1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cấm DN đòi nợ thuê xâm hại đến “con nợ”

(Dân trí) - Nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân... của khách nợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đây là nội dung nằm trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP do Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (DVĐN). Theo đó, chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DVĐN mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này và doanh nghiệp đó không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác ngoài DVĐN.

Theo Nghị định 104, DVĐN chỉ được thực hiện đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán phát sinh trong giao dịch dân sự và phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật. Đối với các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị , đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác sẽ không nằm trong đối tượng thực hiện của DVĐN.

Doanh nghiệp kinh doanh DVĐN chỉ thực hiện hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền. Bảo quản và giao lại cho chủ nợ hoặc khách nợ các tài liệu và tài sản được giao để thực hiện DVĐN theo hợp đồng ký kết, nếu xảy ra mất mát, hư hỏng phải có trách nhiệm bồi thường.

Theo nội dung của Nghị định nói trên mức vốn pháp định đối với ngành nghề DVĐN là 2 tỷ đồng. Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

LH

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm