Hà Nội
"Cá thần" lên bàn nhậu: Nhiều nhân viên sợ phải xin nghỉ việc
(Dân trí) - Chủ quán cũng bật mí rằng, khi quyết định đưa “cá thần” về quán để làm món ăn, ông rất nghi ngại vì lo tới yếu tố tâm linh. Một số nhân viên ở quán thời gian đầu đã xin nghỉ việc vì lo lắng.
Nhiều ngày gần đây, dư luận hết sức xôn xao về câu chuyện làm thịt “cá thần”, giống cá ở suối “cá thần” Cẩm Lương (Thanh Hóa) ngay giữa Hà Nội.
Theo ông chủ của nhà hàng có món “cá thần” ở Hà Nội, đây là cá bỗng được đưa về từ vùng Tây Bắc. Loài cá này cũng chính là loài cá ở suối “cá thần” Cẩm Lương. Giống cá này do đích thân chủ quán đi săn ở tây bắc mang về.
"Cá thần" được chủ quán nhập từ khu vực tây bắc
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Quân đội Thái Lan ban bố tình trạng thiết quân luật * Bảo vệ nhà đầu tư, cách nào để cải thiện thứ bậc? * Vụ xét xử “bầu” Kiên: Ông Trần Xuân Giá khó tham dự phiên tòa |
Ông chủ nhà hàng cũng cho biết, đây là loài cá sống ở nguồn nước trong sạch, chậm lớn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, lá cây nên thịt của loài cá này dai, thơm, ngọt thịt và đặc biệt không có vị tanh như những loại cá khác, rất được ưa chuộng.
“Về tên gọi của loài cá này thì mỗi nơi một kiểu, ở Thanh Hóa người dân gọi là “cá thần”, vùng Mai Châu (Hòa Bình) thì gọi là cá dầm xanh, vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái thì gọi là cá bỗng”, chủ quán nói.
Chủ quán cũng thú thật, khi quyết định đưa “cá thần” về quán để làm món ăn, ông rất nghi ngại vì lo tới yếu tố tâm linh. Một số nhân viên ở quán thời gian đầu đã xin nghỉ việc vì lo lắng.
Món "Cá thần" khi được chế biến xong
Theo Tiến sỹ Nguyễn Kiêm Sơn - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - cá sống ở suối “cá thần” Thanh Hóa là cá bỗng miền núi, hoàn toàn có thể ăn được và không gây độc. Tuy nhiên, do yếu tố tâm linh tác động nên người ta không ăn loại cá này. Điều đó khiến cho đàn cá được bảo vệ và ngày càng nhiều lên, như suối cá Cẩm Lương đến giờ đã phát triển thành 2 suối cá song song. Loài cá này sống ở vùng nước chảy, thức ăn chính của chúng là rêu bám, bã thực vật hữu cơ, tảo.
Thạc sĩ Kim Văn Vạn - Trưởng bộ môn Môi trường và bệnh thủy sản (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) - cho biết: “Cá bỗng là loài cá cùng họ với cá trắm cỏ và chép, được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nhân giống thành công gần chục năm rồi nhưng không được áp dụng và phát triển vì loài cá này chậm lớn. Ưu điểm của nó là sức đề kháng tốt hơn những loài cá khác, thịt ngon”.
Lê Tú