Cạm bẫy thương trường quốc tế:
Buôn bán với doanh nghiệp ma
“Con mồi” mà đối tượng lừa đảo thường nhắm đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu thông tin về thị trường, giá cả, pháp luật.
Châu Phi và các nước thuộc khu vực Nam Á là những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã và đang hướng đến. Rất nhiều DN đã đổi đời từ chút vốn liếng ban đầu kiếm được qua các thương vụ làm ăn ở châu Phi. Tuy nhiên, cũng không ít DN dính quả lừa xuyên lục địa.
Mua bông, nhận… rác
Năm 2011, một DN có trụ sở tại TP HCM ký hợp đồng mua 150 tấn bông phế liệu của Công ty SG Trading Corporation (Pakistan). Theo yêu cầu của đối tác, người mua trả tiền ngay qua một ngân hàng (NH) ở Pakistan cho bên bán.
Hiện nay, giao thương của các DN Việt Nam với châu Phi tiếp tục tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu sang châu lục này đạt mức tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước - cao nhất trong tất cả các thị trường...
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Thế nhưng, không phải tất cả các giao dịch đều đem lại lợi nhuận. Cơ quan Thương vụ Việt Nam ở châu Phi hằng năm đều liên tục cảnh báo về việc lừa đảo, gian lận thương mại từ thị trường này nhưng số lượng đơn thư gửi đến kêu cứu không giảm. Trong đó, rất nhiều trường hợp khi trở thành nạn nhân mới nhờ xác minh thì đã quá muộn.
Trường hợp điển hình là một DN Việt Nam đã ký hợp đồng mua gỗ Tali logs của Woodventure Group (Cameroon) qua website www.ceblaza.net. Giá trị hợp đồng là hơn 400.000 USD, bên mua chuyển tiền cọc 10% giá trị hợp đồng nhưng 2 tuần sau không nhận được hàng theo đúng hẹn và cũng không liên lạc được với đối tác. Kiểm tra theo địa chỉ và giấy phép kinh doanh do Woodventure Group cung cấp, Vụ Thị trường châu Phi (Bộ Công Thương) và Phòng Thương mại - Công nghiệp - Mỏ và Thủ công Cameroon đều phát hiện giấy phép giả mạo, địa chỉ cũng không có thật.
Tháng 8/2012, một DN tại Hà Nội nhờ Thương vụ Việt Nam ở Nam Phi hỗ trợ thông tin vì có ký hợp đồng mua sắt thép phế liệu trị giá 12 triệu USD với Công ty Doctors John Metal Refinery Scrapyard. Sau khi ký hợp đồng, đối tác Nam Phi đã thông qua một NH tại nước này phát hành thư bảo lãnh trị giá 20.000 USD và yêu cầu phía Việt Nam phải chuyển sang 20.000 USD để làm căn cứ bồi thường nếu việc mua bán gặp trục trặc. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Thương vụ Việt Nam ở Nam Phi đã xác minh và kết quả cho thấy chứng thư bảo lãnh của NH là giả mạo.
Trước đó, một DN khác cũng đã được Thương vụ Việt Nam ở Morocco cảnh báo nguy cơ lừa đảo khi chuẩn bị mua gỗ của Công ty Savanna Wood. Bỏ qua lời cảnh báo này, DN vẫn đặt bút ký hợp đồng và chuyển tiền đặt cọc 11.000 USD như cam kết nhưng rồi đối tác lặn mất tăm...
Sang tận nơi cũng dính bẫy
Hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại còn xuất hiện tại các thị trường truyền thống của Việt Nam - nơi mà lẽ ra các DN phải hiểu được mọi ngóc ngách để phòng ngừa.
Tại Campuchia, hiện Việt Nam đã đứng thứ 5 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào nước này và đứng thứ 2 về hoạt động thương mại. Dự kiến đến năm 2015, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia đạt 3-3,2 tỉ USD, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỉ USD... Thị trường tăng trưởng tốt như vậy nhưng Thương vụ Việt Nam ở Campuchia vẫn liên tục phải khuyến cáo DN tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch.
Ông Vũ Thịnh Cường, Tham tán thương mại ở Campuchia, cho biết các DN Việt Nam thường được chào mời làm nhà thầu hoặc thầu phụ cho các dự án xây dựng hạ tầng như bệnh viện, trường học, đường sá, trồng rừng... tại Campuchia. Đa số các dự án đều chưa được bố trí vốn hoặc đã giao cho DN bản địa nhưng các “cò mồi” phía nước ngoài vẫn dùng để bẫy DN Việt Nam nhằm chiếm đoạt chi phí chạy dự án. Do khoảng cách địa lý gần, các DN nước ta thường sang Campuchia khảo sát thực địa cho chắc ăn nhưng vẫn bị lừa vì đối tác bố trí phiên dịch lèo lái nội dung buổi làm việc theo ý muốn của mình.
Ở nhiều thị trường lớn khác, không ít DN Việt Nam từng nhận được thư chào hàng giá rẻ bất ngờ đối với các sản phẩm thép, phân bón, xi măng, đường… Có DN còn tin vào hợp đồng mua phân bón từ Mỹ với giá chỉ 110 USD/tấn, chưa bằng một nửa so với mức giá 235 USD/tấn trên thị trường thế giới cùng thời điểm. Sau khi ký hợp đồng, đối tác nước ngoài câu kết với hãng tàu ma lập chứng từ giao hàng giả để nhận tiền hoặc cũng có DN tại TP HCM ký hợp đồng mua thép thành phẩm từ đối tác Singapore nhưng chỉ nhận được thép phế liệu...
Các mánh lừa phổ biến
Theo các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, “con mồi” mà đối tượng lừa đảo nhắm đến là các DN vừa và nhỏ, thiếu thông tin về thị trường, giá cả, pháp luật. Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo đưa ra mồi nhử là chào bán hàng giá rẻ nhằm kích thích sự ham lợi nhuận của một số DN Việt Nam. Sau đó, bọn chúng câu kết với các hãng tàu ma để lập chứng từ, giao hàng và thu tiền. Hình thức lừa đảo thanh toán cũng được sử dụng phổ biến, các đối tượng lừa đảo yêu cầu DN Việt Nam đặt cọc khoảng 10% hợp đồng nhưng khi nhận tiền xong thì lặn mất tăm. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng trang web giống hệt trang web của một DN có thật và vẽ ra các dự án hấp dẫn để thu hút chú ý của “con mồi”. Chưa hết, bọn chúng còn đặt bẫy bằng hình thức soạn thảo hợp đồng với điều khoản không rõ ràng, DN Việt Nam ký xong mới thấy thua thiệt. |
Theo Tô Hà