Bong bóng tín dụng Trung Quốc đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Đánh giá mới nhất công bố ngày 16-6 của tổ chức đánh giá tín nhiệm Mỹ Standard & Poor’s cộng với những số liệu kinh tế mới của Trung Quốc gần đây càng làm tăng lo ngại về sức khỏe của hệ thống tài chính nước này. Các công ty bất động sản phải vật lộn với thị trường đang đóng băng, trong khi chính quyền địa phương thì thường xuyên thiếu tiền.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Doanh nghiệp cao su Tây Ninh gặp khó do hàng tồn, giá giảm
* Mỹ gia hạn cấm vận kinh tế với Triều Tiên thêm 1 năm
* Nike và Intel sẽ mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam
* Công nghệ bơm hóa chất ép mít chín

S&P chỉ rõ, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước phát hành nợ doanh nghiệp nhiều nhất thế giới với 14.200 tỷ USD vào cuối năm 2013, trong khi con số này tại Mỹ là 13.100 tỷ USD. Cụ thể, tổng số nợ hơn 170.000 tỷ USD, bằng khoảng 210% GDP, mức nợ này đã tăng 50% so với 4 năm trước. Trong số đó, nợ của các hộ gia đình chiếm 34% GDP, nợ Chính phủ 57%, và nợ của các công ty - cả vốn vay và trái phiếu 119%.

Theo dự đoán của S&P, trong năm 2018, nhu cầu nợ mới và tái cấp vốn tại Trung Quốc sẽ đạt mức hơn 20.000 tỷ USD, bằng 1/3 thế giới (60.000 tỷ USD).

Đáng lo ngại hơn, theo S&P ước tính có đến 1/4 - 1/3 khoản nợ tư của Trung Quốc có nguồn gốc từ hệ thống ngân hàng ngầm. Bong bóng tín dụng Trung Quốc đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu nếu như Bắc Kinh không ra tay xử lý. Bằng chứng là các vụ vỡ nợ gần đây trong thẻ tín dụng và các khoản nợ ngân hàng bán cho nhà đầu tư và mức nợ đậm của chính quyền địa phương.

Khi so sánh dòng tiền đầu tư và đòn bẩy tài chính ở 8.500 công ty toàn cầu để đo lường rủi ro tín dụng trong 5 năm qua, các nhà phân tích S&P nhận thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc ở ngưỡng nguy hiểm nhất. Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu để một số công ty tư nhân nhỏ vỡ nợ, cho thấy nước này không sẵn sàng cứu các doanh nghiệp gặp rắc rối.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã lần đầu tiên để mặc một hãng sản xuất thiết bị pin mặt trời vỡ nợ trái phiếu theo quy luật thị trường.

Theo The Wall Street Journal, sau khi phân tích kết quả khảo sát của trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tây Nam Trung Quốc, Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Tài chính Hội gia đình Trung Quốc cho rằng, tỷ lệ các căn nhà ở đã được bán bị bỏ trống tại các khu vực đô thị Trung Quốc năm 2013 là 22,4%, tương đương với 49 triệu căn nhà. Báo cáo cho biết thêm, tính đến tháng 8-2013, các khoản cho vay thế chấp trên các căn nhà bỏ trống tại Trung Quốc đã lên đến 4,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 674,33 tỷ USD).

Cùng với 49 triệu căn nhà đã được bán nhưng bị bỏ trống, kết quả khảo sát cũng cho thấy còn 3,5 triệu căn nhà đã xây xong nhưng vẫn chưa bán được.

Báo cáo cho rằng, chủ sở hữu của những những ngôi nhà này đang phải chịu áp lực lớn với chính sách điều chỉnh giá nhà ở của Chính phủ.

Trên thực tế, việc tăng vọt cho vay trong các ngân hàng Trung Quốc trước kia được chính phủ khuyến khích trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 để thúc đẩy tăng trưởng. Các ngân hàng quốc doanh lớn tài trợ việc xây dựng nhà ở, văn phòng và đường sắt, nhưng trong nhiều trường hợp cơ sở hạ tầng, dự án chỉ là phù phiếm vì đã không chứng minh được tính khả thi về mặt kinh tế. Trong khi đó, phần lớn tiền cho vay được quan chức địa phương chuyển về các dự án tư lợi cho họ hơn là đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
 
Theo Thúy Hằng
An ninh Thủ đô/NYT, WSJ

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”