Bom nợ công đang chờ phát nổ ở Trung Quốc

Giới phân tích tài chính thế giới có lẽ đã không còn xa lạ gì với chuyện năm 2014 được xem là cái mốc đánh dấu chấm dứt giai đoạn phát triển kinh tế cao độ của Trung Quốc sau ba mươi năm, con tàu cao tốc Trung Quốc sẽ chạy chậm lại sau khi năm 2014 kết thúc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  
 
Nhưng hóa ra mọi việc lại không đơn giản như thế, như một vận động viên điền kinh có nguy cơ đột quỵ sau khi đã vắt kiệt sức, năm 2015 có vẻ như đang là một dấu mốc cho giai đoạn Trung Quốc bắt đầu hụt hơi, hơn là chỉ đơn thuần chạy chậm lại, khi tiếng tích tắc từ quả bom tai họa đang ngày càng to dần.

Một số chuyên gia đang nói đùa rằng, năm 2015 có lẽ sẽ không phải là năm đánh dấu cho việc người Trung Quốc chạy chậm lại trong việc phát triển kinh tế, mà là năm đánh dấu cho giai đoạn họ bắt đầu phải đeo bình dưỡng khí như cái giá phải trả cho giai đoạn phát triển nóng trước đó. Sở dĩ như thế, là vì những vấn đề rắc rối tiềm ẩn ngầm trong nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lộ diện một cách rõ rệt hơn, khiến thế giới hoài nghi hơn về sức khỏe thực sự của nền kinh tế thứ hai thế giới này.

Nhiều người ví kinh tế Trung Quốc đang như một cơ thể cường tráng bề ngoài nhưng đầy bệnh tật bên trong, và nghiêm trọng hơn là những căn bệnh mà Trung Quốc mắc phải đều là những căn bệnh nguy hiểm. Đó là một nền kinh tế thiếu cân đối, nhiều khuyết tật ngầm, chênh lệch giàu nghèo cao và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhưng nghiêm trọng nhất lại đến từ một quả bom có thể đe dọa làm tan rã hay thậm chí hủy diệt nền kinh tế Trung Quốc, đó là quả bom nổ chậm mang tên nợ công.

Nếu có một nền kinh tế mà mức nợ công của nó khó xác định được nhất, thì đó phải là nợ công của kinh tế Trung Quốc. Chỉ số quan trọng hàng đầu có vai trò rất lớn đối với một nền kinh tế này đang thực sự trở thành một ẩn số ở Trung Quốc. Con số mà chính phủ Trung Quốc với con số mà các tổ chức tài chính và tín dụng quốc tế đưa ra có mức chênh lệch một trời một vực. Đơn cử là trường hợp cuối năm 2010, khi Bắc Kinh công bố số nợ công của Trung Quốc đạt mức 1,03 ngàn tỷ USD, tương đương 17% GDP, trong khi các tổ chức tài chính quốc tế lại đưa ra con số 3,55 ngàn tỷ USD, tương đương 59% GDP của Trung Quốc.

Sở dĩ có sự sai lệch lớn đến thế, là vì chính phủ Trung Quốc đã không tính những khoản nợ của các ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương và hàng loạt các tổ chức khác. Mức chênh lệch khủng khiếp này đang cho thấy vấn đề nợ công của Trung Quốc đang mù mờ hơn bao giờ hết, và Bắc Kinh không thực sự nắm bắt và kiểm soát được tình hình nợ công thực sự của mình.

Điều này bắt nguồn từ chính công thức được xem là cốt lõi cho sự phát triển cao độ của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua. Theo đó, để đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất, Bắc Kinh đã cho phép các địa phương được triển khai các dự án phát triển của địa phương mình một cách tương đối tự do, chính phủ sẽ chỉ kiểm soát các dự án trọng yếu nhất có quy mô toàn quốc. 

Điều này đồng nghĩa với việc chính quyền địa phương được tự do chi phối các hoạt động tài chính và tín dụng liên quan đến các dự án đầu tư ở tỉnh mình trong khi sự kiểm soát của chính phủ lại cực kỳ lỏng lẻo. Tình trạng này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng tràn lan và nợ công ở địa phương gần như không được kiểm soát.

Vũ Hán đang là thành phố điển hình cho mức tăng nợ công tràn lan trong các địa phương của Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong năm 2013, mức nợ công của thành phố này đã tăng thêm 20% đến từ các dự án đầu tư xây dựng quy mô đồ sộ của chính quyền thành phố, trong đó có kế hoạch chi 800 tỷ Nhân dân tệ để biến thành phố này trở thành một trung tâm tài chính với một mạng lưới máy tính rộng khắp.

 Đồng thời hàng loạt các dự án siêu quy mô khác cũng đang được triển khai đồng loạt ở thành phố này, đó là sáu tuyến tàu điện ngầm mới, ba cây cầu lớn qua sông Trường Giang và một sân bay mới. Tất cả kinh phí cho các dự án khổng lồ này đều đến từ tiền chính quyền thành phố đi vay. Chính vì thế, không khó hiểu khi Vũ Hán bị Bắc Kinh chỉ đích danh như một điển hình của việc nợ công vượt mức kiểm soát đang diễn ra lan tràn trên toàn quốc.

Giới phân tích cho rằng, vấn đề nợ công đã không còn đơn thuần là một thách thức với Trung Quốc, mà đã trở thành một nguy cơ thực sự. Việc thiếu tin tức chính xác về mức nợ công thực sự và sự kiểm soát của Bắc Kinh với mức nợ công ở địa phương đang là những vấn đề nguy hiểm. Trong khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang rời khỏi Trung Quốc thì việc một cú sốc nợ công có thể gây ra tình trạng tê liệt cho toàn bộ nền kinh tế, giống như cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2007 dẫn đến sự đổ vỡ toàn bộ hệ thống tài chính của nước này.

Sở dĩ như vậy là vì trong số các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc là nước có mức nợ công khó xác định nhất, đồng thời có nguy cơ đến từ nợ xấu cao nhất do những khuyết tật của hệ thống ngân hàng và giai đoạn bùng nổ tín dụng trong suốt 3 năm qua. Nợ công cao vượt mức ho phép và nợ xấu luôn là hai triệu chứng nghiêm trọng hàng đầu của một nền kinh tế, có thể gây ra đổ vỡ hay đứt mạch máu bất cứ lúc nào. 

Nước Mỹ với hệ thống tài chính ngân hàng phát triển nhất thế giới còn không thể trụ nổi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, thì với Trung Quốc nguy cơ đó còn lớn hơn rất nhiều lần.
 
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/ Wall Street Journal
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”