1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bộ trưởng cảnh báo mâu thuẫn giữa các "sếp" tập đoàn

(Dân trí) - Bộ trưởng cho biết, mâu thuẫn chủ yếu giữa những người đứng đầu doanh nghiệp, trong Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp và của ngành.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Hết sốt giá đến 'khủng hoảng' thừa trứng gà

Cẩn thận với nhà giá rẻ

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cảnh báo lục đục nội bộ tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Thái Lan thiệt hại 10 tỷ USD do bất ổn chính trị

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tái cơ cấu và thực hiện Nghị định 99/2012/NĐ-CP đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công thương diễn ra ngày 30/11/2013, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đến nay tất cả các Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn Nhà nước đều đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cảnh cáo, với những doanh nghiệp được giao đề án tái cơ cấu trong 2013-2015 nhưng tới năm 2014 chưa thực hiện thì sẽ bị xử lý.

Theo Bộ trưởng, trong thời gian vừa qua, Bộ Công thương đã kiên quyết chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty đồng bộ, thống nhất theo ngành, lĩnh vực quản lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, gắn với quốc phòng, an ninh,: dầu khí, phân phối, truyền tải điện, than, khoán sản, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, cung ứng xăng dầu quy mô lớn.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả sau một năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, nhưng theo Bộ trưởng, công tác này đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như do thị trường chứng khoán ảm đạm, khủng hoảng kinh tế trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, nên việc thoái vốn của các doanh nghiệp đã đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên gần chư chưa đạt kết quả mong đợi.

Mặt khác, các văn bản hướng dẫn hiện hành, theo đánh giá của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, là chưa phù hợp. Chẳng hạn quy định "việc thoái vốn đầu tư của các công ty nhà nước không được thấp hơn giá trị sổ sách", hoặc "đối với những công ty cổ phần chưa niêm yết, việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng phải thực hiện đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán"...

Các quy định này đã gây nên tâm lý lo ngại, chần chừ, sợ thất thoát vốn nhà nước, sợ trách nhiệm..., qua đó ảnh hưởng không ít đến quá trình giảm vốn, thoái vốn của các doanh nghiệp.

"Cần phải có những thông cảm với doanh nghiệp và cũng phải bàn được phương án để tìm hướng vượt qua", Bộ trưởng nói. "Tôi đề nghị cần chú trọng việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, kiên quyết thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu. Tất nhiên là bán vốn cho cổ đông chiến lược là vấn đề quan trọng và cần xem xét, nhưng phải có thực hiện và triển khai. Tôi cũng lưu ý, các Tập đoàn, Tổng công ty không nên bày biện ra các đơn vị trung gian để làm công kềnh bộ máy; phải sắp xếp lại, cho phá sản giải thể những doanh nghiệp hoạt đôngh không hiệu quả. Các đơn vị chưa thực hện cổ phần hóa như kế hoạch Thủ tướng phê duyệt thì phải khẩn trương và kiên quyết thực hiện. Trong công tác thanh tra kiểm tra, không được gây mất thời gian cho doanh nghiệp, không nhũng nhiễu phiền hà".

Ngoài ra, về việc chức quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng cũng đề cập tới thực trạng, mặc dù đã có những quy định về quản lý viên chức lãnh đạo tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, cũng như tại các doanh nghiệp đã cổ phần nhưng trong giai đoạn vừa qua vẫn còn xảy ra những trường hợp mâu thuẫn nội bộ.

Mâu thuẫn chủ yếu giữa những người đứng đầu doanh nghiệp, trong Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng không nhỏ dến sự phát triển của doanh nghiệp và của ngành.

Cũng theo Bộ trưởng, đối với việc quản lý các Tập đoàn kinh tế cũng như các Tổng công ty, do chưa phân định rõ trách nhiệm của Chủ sở hữu, do vậy còn để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, nhất là trong công tác đầu tư, quản lý dự án, tổ chức cán bộ, ảnh hưởng đến vài trò quản lý nhà nước của Bộ.
 
Tại thời điểm 31/12/2012, Bộ đang quản lý 32 doanh nghiệp với 17 đơn vị hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên 1100% vốn Nhà nước (5 Tập đoàn kinh tế, 5 Tổng công ty và 7 công ty); 15 đơn vị hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (1 Tập đoàn kinh tế, 5 Tổng công ty và 9 công ty cổ phần).
 
Trong tháng 4 và tháng 9/2013, Bộ Công thương đã bàn giao CTCP Sành sứ Thủy tinh Việt Nam và CTCP Điện máy và Kỹ thuật công nghệ về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý và đã chuyển 2 công ty TNHH 1 thành viên thành CTCP. 
 
Do vậy, hiện nay, Bộ Công thương còn quản lý 30 doanh nghiệp với 5 Tập đoàn kinh tế 100% vốn Nhà nước, 1 Tập đoàn cổ phần, 5 Tổng công ty 100% vốn nhà nước; 5 Tổng công ty cổ phần và 9 Công ty cổ phần.
 
Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm