Bộ trưởng Bùi Quang Vinh muốn lạm phát... cao hơn!
(Dân trí) - Nhìn nhận mức lạm phát 6,81% trong năm nay là 1 thành tựu, song Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, nên để chỉ số này cao hơn, khoảng 7,5%, bởi ngoài kiềm lạm phát, còn một nhiệm vụ quan trọng khác là tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.
Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" số cuối cùng năm 2012 của VTV bắt đầu với tổng kết: Chưa có năm nào mà những người làm kinh tế, dù là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc hay là người làm thuê lại mong cho thời gian chóng qua như vậy.
Năm tài chính 2012 kết thúc, dù là đếm theo chiều nào, lỗ hay lãi, được hay mất thì những con số cũng đã tạm dừng nhảy múa. Bất chấp cuối năm 2013 kết quả sẽ như thế nào nhưng hiện tại tất cả đều hy vọng, nếu không hy vọng lãi nhiều thêm thì chí ít cũng mong thiệt hại và thua lỗ giảm bớt đi.
Chưa thể hết giải thể, thu hẹp, thua lỗ vào năm tới
Tâm sự của một công nhân xây dựng cầu đường ở miền Tây Nam bộ cho biết, trong 6 tháng vừa rồi, các công nhân xây dựng gần như không có việc làm, dù là xây nhà hay làm mương, làm đường.
Xuất hiện lần thứ 3 ở chương trình này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Bùi Quang Vinh nói: "Tôi rất chia sẻ, rằng trong năm 2012 vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm. Đây là một điều mà chúng ta rất đau xót và không mong muốn".
Ông cho biết, năm 2013, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là vừa phải thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô song, đồng thời cũng phải giữ tăng trưởng ở mức hợp lý. Bởi, nếu không tăng trưởng ở mức hợp lý thì những vấn đề về an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân sẽ không đạt được.
Trong năm tới, mức tăng trưởng GDP mục tiêu mà Chính phủ trình Quốc hội, được Quốc hội thông qua là 5,5% - cao hơn mức đạt được trong năm nay 0,5%.
Nếu chỉ xét ở phương diện đầu tư ngân sách nhà nước, Bộ trưởng cho biết, năm 2013 sẽ khó khăn hơn. Hiện nay, Chính phủ đang tập trung để tháo gỡ vấn đề bằng cách đẩy tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên.
Người đứng đầu ngành đầu tư lo lắng, nếu 2013 vẫn để tổng vốn đầu tư xã hội tiếp tục giảm xuống dưới 30% GDP như năm 2012 thì chắc chắn tình hình sẽ chưa thể nào cải thiện.
Theo đó, tắc nghẽn tín dụng vẫn phải tiếp tục được tháo gỡ, phải giảm lãi suất cho vay - giảm ở mức làm sao để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với đồng vốn này. Khi doanh nghiệp tiếp cận được với dòng vốn lớn, dư nợ tín dụng tăng lên thì cơ hội tạo công ăn việc làm, trong đó có ngành nghề xây lắp, sẽ lớn hơn.
Theo thống kê, ước tính trong 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp phải giải thể, hàng nghìn doanh nghiệp khác rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất.
Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Vinh cho biết, bức tranh kinh tế 2013 sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà quan trọng là sự ổn định về kinh tế vĩ mô, sự quyết liệt của chương trình tái cơ cấu.
Ông hy vọng, Chính phủ làm mạnh mẽ 3 đột phá của tái cơ cấu kinh tế, tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất, tháo gỡ những vấn đề then chốt nhất như giải quyết nợ xấu, giảm lãi suất cho vay phù hợp với tăng giá tiêu dùng. Khi đó, các doanh nghiệp có thể có được một nguồn sinh khí mới nhờ tiếp cận với dòng vốn mới của năm 2013 cũng như cầu tiêu dùng được kích thích trở lại.
Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ KHĐT cũng nhìn thẳng vào thực tế, năm tới, vấn đề về phá sản, thu hẹp sản xuất, thua lỗ sẽ chưa thể hết, song kỳ vọng có thể giảm hơn so với năm 2012.
Trước khi tăng giá điện xăng, y tế, giáo dục... nên tính toán về tác động
Nói về lạm phát, đây luôn là một nỗi ám ảnh đối với cả cơ quan hoạch định, điều hành chính sách cũng như đối với doanh nghiệp và người dân. Lạm phát chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt những biện pháp thắt lưng buộc bụng vừa qua.
Chính vì lạm phát mà VND mất giá, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp không tin vào tiền đồng, làm lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt, các doanh nghiệp không thể có lãi trong môi trường như vậy. Rất nhiều hệ quả để lại cho nền kinh tế - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phân tích.
Kết thúc 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 6,81%. So với mục tiêu đặt ra dưới 10% thì đây là một thành quả rất tốt, một con số rất đẹp. Tuy nhiên, theo ông, "lẽ ra, chúng ta nên để chỉ số này cao hơn 1 chút. Con số này nên ở 7,5% là phù hợp".
Bởi vì, cơ quan điều hành không chỉ có mục tiêu duy nhất là kiềm lạm phát chặt chẽ như vậy mà còn phải có những bước đi thích hợp để chỉ số này giảm dần, tương thích với những vấn đề về phát triển
Ông cũng đánh giá, chỉ tiêu lạm phát cho năm 2013 phải thấp hơn 6,81% - Thủ tướng công bố khoảng độ 6% - đây là một mục tiêu rất quyết liệt, không dễ làm. Trong điều hành kinh tế, còn có rất nhiều vấn đề mà năm tới phải hoàn thiện, chẳng hạn như điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ công phù hợp với giá thị trường.
Đơn cử giá dịch vụ y tế, vừa qua giá nhóm hàng này tăng là chính đáng bởi mười mấy năm vừa qua không tăng giá, để giá quá thấp, mâu thuẫn với mong muốn xây dựng dịch vụ có chất lượng cao. Tương tự với giáo dục và giao thông.
Cho nên, việc tăng hợp lý theo giá thị trường để giá dịch vụ phản ánh đúng bản chất là một yêu cầu thực tế khách quan mà nền kinh tế phải đi tới. Nhưng, ở đây lãnh đạo cao nhất của ngành đầu tư lưu ý, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cơ chế giá vẫn cần phải có sự điều tiết, một nhạc trưởng chặt chẽ là Chính phủ.
Ông khẳng định, Tổng cục Thống kê của Bộ KHĐT là cơ quan dự báo, thống kê chỉ số giá cho nên hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học để dự báo: khi tăng giá xăng lên mức thế này, tăng giá điện lên mức thế kia thì tác động của chính sách sẽ lan tỏa trong nền kinh tế sẽ có thể đánh giá được, và tính được CPI sẽ tăng lên tương ứng bao nhiêu.
Do vậy, ông đề nghị, trước khi đưa ra quyết định tăng giá, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ KHĐT ngồi lại với nhau để cung cấp, tính toán các kịch bản về tăng giá.
Từ đó, tiến tới đảm bảo tăng giá trên dưới 6% trong 2013 mà vẫn có thể đáp ứng được một số yêu cầu về tăng giá theo lộ trình hợp lý, góp phần đưa nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên.
Năm tài chính 2012 kết thúc, dù là đếm theo chiều nào, lỗ hay lãi, được hay mất thì những con số cũng đã tạm dừng nhảy múa. Bất chấp cuối năm 2013 kết quả sẽ như thế nào nhưng hiện tại tất cả đều hy vọng, nếu không hy vọng lãi nhiều thêm thì chí ít cũng mong thiệt hại và thua lỗ giảm bớt đi.
Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh (Ảnh: BD).
Chưa thể hết giải thể, thu hẹp, thua lỗ vào năm tới
Tâm sự của một công nhân xây dựng cầu đường ở miền Tây Nam bộ cho biết, trong 6 tháng vừa rồi, các công nhân xây dựng gần như không có việc làm, dù là xây nhà hay làm mương, làm đường.
Xuất hiện lần thứ 3 ở chương trình này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Bùi Quang Vinh nói: "Tôi rất chia sẻ, rằng trong năm 2012 vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm. Đây là một điều mà chúng ta rất đau xót và không mong muốn".
Ông cho biết, năm 2013, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là vừa phải thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô song, đồng thời cũng phải giữ tăng trưởng ở mức hợp lý. Bởi, nếu không tăng trưởng ở mức hợp lý thì những vấn đề về an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân sẽ không đạt được.
Trong năm tới, mức tăng trưởng GDP mục tiêu mà Chính phủ trình Quốc hội, được Quốc hội thông qua là 5,5% - cao hơn mức đạt được trong năm nay 0,5%.
Nếu chỉ xét ở phương diện đầu tư ngân sách nhà nước, Bộ trưởng cho biết, năm 2013 sẽ khó khăn hơn. Hiện nay, Chính phủ đang tập trung để tháo gỡ vấn đề bằng cách đẩy tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên.
Người đứng đầu ngành đầu tư lo lắng, nếu 2013 vẫn để tổng vốn đầu tư xã hội tiếp tục giảm xuống dưới 30% GDP như năm 2012 thì chắc chắn tình hình sẽ chưa thể nào cải thiện.
Theo đó, tắc nghẽn tín dụng vẫn phải tiếp tục được tháo gỡ, phải giảm lãi suất cho vay - giảm ở mức làm sao để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với đồng vốn này. Khi doanh nghiệp tiếp cận được với dòng vốn lớn, dư nợ tín dụng tăng lên thì cơ hội tạo công ăn việc làm, trong đó có ngành nghề xây lắp, sẽ lớn hơn.
Theo thống kê, ước tính trong 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp phải giải thể, hàng nghìn doanh nghiệp khác rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất.
Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Vinh cho biết, bức tranh kinh tế 2013 sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà quan trọng là sự ổn định về kinh tế vĩ mô, sự quyết liệt của chương trình tái cơ cấu.
Ông hy vọng, Chính phủ làm mạnh mẽ 3 đột phá của tái cơ cấu kinh tế, tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất, tháo gỡ những vấn đề then chốt nhất như giải quyết nợ xấu, giảm lãi suất cho vay phù hợp với tăng giá tiêu dùng. Khi đó, các doanh nghiệp có thể có được một nguồn sinh khí mới nhờ tiếp cận với dòng vốn mới của năm 2013 cũng như cầu tiêu dùng được kích thích trở lại.
Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ KHĐT cũng nhìn thẳng vào thực tế, năm tới, vấn đề về phá sản, thu hẹp sản xuất, thua lỗ sẽ chưa thể hết, song kỳ vọng có thể giảm hơn so với năm 2012.
Trước khi tăng giá điện xăng, y tế, giáo dục... nên tính toán về tác động
Nói về lạm phát, đây luôn là một nỗi ám ảnh đối với cả cơ quan hoạch định, điều hành chính sách cũng như đối với doanh nghiệp và người dân. Lạm phát chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt những biện pháp thắt lưng buộc bụng vừa qua.
Chính vì lạm phát mà VND mất giá, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp không tin vào tiền đồng, làm lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt, các doanh nghiệp không thể có lãi trong môi trường như vậy. Rất nhiều hệ quả để lại cho nền kinh tế - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phân tích.
Kết thúc 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 6,81%. So với mục tiêu đặt ra dưới 10% thì đây là một thành quả rất tốt, một con số rất đẹp. Tuy nhiên, theo ông, "lẽ ra, chúng ta nên để chỉ số này cao hơn 1 chút. Con số này nên ở 7,5% là phù hợp".
Bởi vì, cơ quan điều hành không chỉ có mục tiêu duy nhất là kiềm lạm phát chặt chẽ như vậy mà còn phải có những bước đi thích hợp để chỉ số này giảm dần, tương thích với những vấn đề về phát triển
Ông cũng đánh giá, chỉ tiêu lạm phát cho năm 2013 phải thấp hơn 6,81% - Thủ tướng công bố khoảng độ 6% - đây là một mục tiêu rất quyết liệt, không dễ làm. Trong điều hành kinh tế, còn có rất nhiều vấn đề mà năm tới phải hoàn thiện, chẳng hạn như điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ công phù hợp với giá thị trường.
Đơn cử giá dịch vụ y tế, vừa qua giá nhóm hàng này tăng là chính đáng bởi mười mấy năm vừa qua không tăng giá, để giá quá thấp, mâu thuẫn với mong muốn xây dựng dịch vụ có chất lượng cao. Tương tự với giáo dục và giao thông.
Cho nên, việc tăng hợp lý theo giá thị trường để giá dịch vụ phản ánh đúng bản chất là một yêu cầu thực tế khách quan mà nền kinh tế phải đi tới. Nhưng, ở đây lãnh đạo cao nhất của ngành đầu tư lưu ý, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cơ chế giá vẫn cần phải có sự điều tiết, một nhạc trưởng chặt chẽ là Chính phủ.
Ông khẳng định, Tổng cục Thống kê của Bộ KHĐT là cơ quan dự báo, thống kê chỉ số giá cho nên hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học để dự báo: khi tăng giá xăng lên mức thế này, tăng giá điện lên mức thế kia thì tác động của chính sách sẽ lan tỏa trong nền kinh tế sẽ có thể đánh giá được, và tính được CPI sẽ tăng lên tương ứng bao nhiêu.
Do vậy, ông đề nghị, trước khi đưa ra quyết định tăng giá, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ KHĐT ngồi lại với nhau để cung cấp, tính toán các kịch bản về tăng giá.
Từ đó, tiến tới đảm bảo tăng giá trên dưới 6% trong 2013 mà vẫn có thể đáp ứng được một số yêu cầu về tăng giá theo lộ trình hợp lý, góp phần đưa nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên.
Bích Diệp