1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Bình Dương:

Bị thu hồi 61 ha đất, ông Dũng "lò vôi" đòi đền 1.800 tỷ đồng

(Dân trí) - Diện tích đất ở được công ty của ông Huỳnh Uy Dũng quy hoạch trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 do Công ty Cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư sẽ chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm, thay vì lâu dài như quyết định trước đó.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Bị thu hồi 61 ha đất, ông Dũng "lò vôi" đòi đền 1.800 tỷ đồng
* Cuộc chiến tín dụng tiêu dùng nóng dần
* Báu vật đỉnh trời Fansipan: Hoa mắt, nức mũi đại gia Hà Thành
* Giá vàng tăng vượt mốc 36 triệu đồng/lượng
* Thăm vườn thượng uyển của đại gia Việt

UBND tỉnh Bình Dương vừa công bố thu hồi quyết định (được ban hành tháng 7/2008) về việc cho phép thay đổi thời hạn sử dụng “đất ở” trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 từ 50 năm sang lâu dài đối với Công ty cổ phần Đại Nam.
 
Việc thu hồi được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận xác minh về tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trong đó có một số nội dung liên quan đến diện tích đất này.

Trước quyết định này, ông Huỳnh Uy Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam cho rằng UBND tỉnh Bình Dương muốn thu hồi đất khu ở thì phải trả tiền đền bù cho ông theo thời giá tại thời điểm thu hồi do Nhà nước quy định. Theo ông Dũng, khu đất ở tại KCN Sóng Thần 3 hơn 61ha (hơn 3 triệu đồng/m2 theo khung giá nhà nước chứ không phải giá thị trường) có giá hơn 1.800 tỷ đồng.

Hơn 60ha đất ở khu công nghiệp Sóng Thần 3 thay đổi thời hạn sử dụng - Ảnh T.G
Hơn 60ha đất ở khu công nghiệp Sóng Thần 3 thay đổi thời hạn sử dụng - Ảnh T.G

“Đối với những người đã góp vốn vào KCN Sóng Thần 3, nếu khu đất ở bị tỉnh Bình Dương thu hồi, tôi cam kết đền bù thiệt hại thỏa đáng, đồng thời xin lỗi họ do sự cố ngoài ý muốn, tôi không muốn người dân thiệt thòi đồng nào" - ông Dũng chia sẻ.

Theo hồ sơ, Công ty cổ phần Đại Nam được giao hơn 533,8 ha để đầu tư Khu công nghiệp Sóng Thần 3, trong đó có hơn 61,4 ha quy hoạch làm “đất ở”. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, khu “đất ở” nói trên vẫn thuộc dự án khu công nghiệp, với mục đích chính là xây nhà ở cho lao động, nên thời hạn sử dụng vẫn phải theo thời hạn chung của dự án khu công nghiệp là 50 năm.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2008, Bình Dương đã có quyết định cho phép thay đổi thời hạn sử dụng khu “đất ở” nói trên thành lâu dài. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã cấp hàng chục sổ đỏ cho Công ty cổ phần Đại Nam. Từ đây, công ty này đã thực hiện góp vốn đầu tư với nhiều cá nhân và xin tách Khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành hai dự án khu công nghiệp và khu đô thị. Việc này lại không được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, không cho phép chuyển nhượng nên đã phát sinh tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng đối với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - Lê Thanh Cung.

Sau khi ban hành quyết định thu hồi, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường chỉnh lý thời hạn sử dụng đất các sổ đỏ đã cấp cho Công ty Đại Nam theo đúng thời hạn sử dụng đất của khu công nghiệp. Đồng thời đề nghị Cục thuế tỉnh Bình Dương xem xét tính toán lại nghĩa vụ tài chính đối với khu đất ở trong KCN Sóng Thần 3 của Công ty CP Đại Nam theo thời hạn sử dụng đất đã được điều chỉnh, nếu có chênh lệch thì thực hiện điều chỉnh theo quy định.

“Công ty CP Đại Nam đã nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế, tiền sử dụng đất và đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, với mục đích là đất ở lâu dài của 61,4ha đất đã phê duyệt quy hoạch khu ở. Tôi cũng chưa hề làm sai bất kỳ m2 đất nào trong khu đất ở này” - ông Dũng khẳng định.

Về việc Thanh tra Chính phủ kết luận ông Huỳnh Uy Dũng cho góp vốn kinh doanh khu đất ở trong KCN Sóng Thần 3 thực chất là phân lô bán nền, ông Dũng cho biết không đồng ý kết luận này của Thanh tra Chính phủ. Ông Dũng cho rằng, toàn bộ khu đất ông mua từ UBND tỉnh Bình Dương. Văn bản do chính UBND tỉnh cấp đã cho phép ông đầu tư khu ở, cho phép ông được quyền huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trung Kiên
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”