Bí mật ngân hàng Thụy Sĩ đến hồi kết?
Thụy Sĩ đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng buộc nước này phải từ bỏ truyền thống lâu đời là bí mật ngân hàng.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, việc từ bỏ bí mật ngân hàng chắc chắn sẽ là một “quá trình đau đớn” với Thụy Sĩ. Trong khi những nước khác coi bí mật ngân hàng Thụy Sĩ là cách thức giúp che giấu lợi nhuận bất chính, tội phạm, tham nhũng, trốn thuế, thì Thụy Sĩ coi đây là một chính sách đáng tự hào, thể hiện sự tin cậy giữa nhà nước và công dân. “Nguồn gốc tuyệt mật của ngân hàng Thụy Sĩ giống như bí mật của bác sĩ hay luật sư vậy. Họ sẽ không cung cấp dữ liệu khách hàng của mình và không nói điều đó với bất kỳ ai khác” - Michel DeRobert, người đứng đầu Hiệp hội các ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ nói.
Những người muốn giữ gìn hệ thống ngân hàng như hiện nay nói rằng lịch sử chính sách giữ bí mật ngân hàng của Thụy Sĩ có từ những năm 1930 nhằm bảo vệ người Do Thái của Đức khi họ gửi tiền vào ngân hàng nước này để tránh bị phát xít Đức tịch thu. Song trên thực tế, Luật ngân hàng Thụy Sĩ năm 1934 được ban hành sau một vụ bê bối, trong đó một số nhà chính trị và doanh nhân Pháp bị công khai danh tính có tài sản cất giấu ở Thụy Sĩ, mới là những hòn đá đầu tiên cho truyền thống nổi tiếng của ngành ngân hàng nước này. Luật ra đời nhằm bảo vệ sự riêng tư của khách hàng trong tương lai.
Trong thời gian dài, luật trên đã giúp ngành ngân hàng Thụy Sĩ phát triển thịnh vượng. Nhưng thời gian gần đây, một số bê bối đã khiến nền tảng bí mật bị lung lay. Vụ lùm xùm gần nhất liên quan đến cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jerome Cahuzac bị buộc tội trốn thuế ở Pháp, đã tiết lộ gửi hàng trăm nghìn euro trong một tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ. Hy Lạp cũng là nước có số tiền thuế khá lớn biến mất vào các ngân hàng Thụy Sĩ. Những ví dụ như trên khiến các nước Châu Âu vô cùng giận giữ vì thiếu tiền.
Trong khi đó, ngay ở Thụy Sĩ người ta cũng hỏi liệu một chính sách có hiệu quả khá tốt ở trong nước có phù hợp với khách hàng nước ngoài không. “Tôi nghĩ rằng chừng nào còn có chỗ để người ta giấu tiền, chừng đó công cuộc chống tham nhũng còn rất khó khăn” - ông Jean Paul Mean, người đứng đầu Tổ chức Minh bạch Thế giới Thụy Sĩ nói. “Bên cạnh đó, Thụy Sĩ rõ ràng được hưởng lợi từ chính sách bảo mật ngân hàng”. Giáo sư luật Philippe Mastronardi cũng đồng tình, nói rằng một số học giả Thụy Sĩ hàng đầu đã công bố một bản tuyên ngôn kêu gọi chấm dứt chính sách bí mật ngân hàng.
Thụy Sĩ hiện bị kẹt giữa thực tế là nhu cầu giữ quan hệ tốt với Châu Âu và Mỹ, với một bên là quan điểm từ trong nước không muốn làm theo những đề nghị của nước ngoài. Yves Nidegger, thành viên quốc hội của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ, nói rằng điều mấu chốt là Thụy Sĩ liệu có thể thiết lập luật riêng của mình không hay chịu sức ép của nước ngoài. Ông Nidegger nhìn nhận sức ép của Châu Âu và Mỹ như một “cuộc chiến tranh kinh tế”, được thúc đẩy chủ yếu bởi sự ghen tị với thành công của Thụy Sĩ khi thu hút được rất nhiều tiền bạc cá nhân từ khắp thế giới”.
Tuy nhiên, trong khi ông Nidegger sẵn sàng chiến đấu đến cùng thì nhiều người Thụy Sĩ, phần lớn là những ông chủ ngân hàng có danh tiếng, dường như đã sẵn sàng dàn hòa. “Chúng ta không thể gây chiến với các nước về những vấn đề này” - ông Michel DeRobert nói. Việc một ông chủ ngân hàng danh tiếng hàng đầu như DeRobert muốn đàm phán là một dấu hiệu rõ nhất cho thấy Thụy Sĩ đã sẵn sàng chấp nhận điều chưa từng có: Chấm dứt chính sách bí mật ngân hàng.
Những người muốn giữ gìn hệ thống ngân hàng như hiện nay nói rằng lịch sử chính sách giữ bí mật ngân hàng của Thụy Sĩ có từ những năm 1930 nhằm bảo vệ người Do Thái của Đức khi họ gửi tiền vào ngân hàng nước này để tránh bị phát xít Đức tịch thu. Song trên thực tế, Luật ngân hàng Thụy Sĩ năm 1934 được ban hành sau một vụ bê bối, trong đó một số nhà chính trị và doanh nhân Pháp bị công khai danh tính có tài sản cất giấu ở Thụy Sĩ, mới là những hòn đá đầu tiên cho truyền thống nổi tiếng của ngành ngân hàng nước này. Luật ra đời nhằm bảo vệ sự riêng tư của khách hàng trong tương lai.
Trong thời gian dài, luật trên đã giúp ngành ngân hàng Thụy Sĩ phát triển thịnh vượng. Nhưng thời gian gần đây, một số bê bối đã khiến nền tảng bí mật bị lung lay. Vụ lùm xùm gần nhất liên quan đến cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jerome Cahuzac bị buộc tội trốn thuế ở Pháp, đã tiết lộ gửi hàng trăm nghìn euro trong một tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ. Hy Lạp cũng là nước có số tiền thuế khá lớn biến mất vào các ngân hàng Thụy Sĩ. Những ví dụ như trên khiến các nước Châu Âu vô cùng giận giữ vì thiếu tiền.
Trong khi đó, ngay ở Thụy Sĩ người ta cũng hỏi liệu một chính sách có hiệu quả khá tốt ở trong nước có phù hợp với khách hàng nước ngoài không. “Tôi nghĩ rằng chừng nào còn có chỗ để người ta giấu tiền, chừng đó công cuộc chống tham nhũng còn rất khó khăn” - ông Jean Paul Mean, người đứng đầu Tổ chức Minh bạch Thế giới Thụy Sĩ nói. “Bên cạnh đó, Thụy Sĩ rõ ràng được hưởng lợi từ chính sách bảo mật ngân hàng”. Giáo sư luật Philippe Mastronardi cũng đồng tình, nói rằng một số học giả Thụy Sĩ hàng đầu đã công bố một bản tuyên ngôn kêu gọi chấm dứt chính sách bí mật ngân hàng.
Thụy Sĩ hiện bị kẹt giữa thực tế là nhu cầu giữ quan hệ tốt với Châu Âu và Mỹ, với một bên là quan điểm từ trong nước không muốn làm theo những đề nghị của nước ngoài. Yves Nidegger, thành viên quốc hội của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ, nói rằng điều mấu chốt là Thụy Sĩ liệu có thể thiết lập luật riêng của mình không hay chịu sức ép của nước ngoài. Ông Nidegger nhìn nhận sức ép của Châu Âu và Mỹ như một “cuộc chiến tranh kinh tế”, được thúc đẩy chủ yếu bởi sự ghen tị với thành công của Thụy Sĩ khi thu hút được rất nhiều tiền bạc cá nhân từ khắp thế giới”.
Tuy nhiên, trong khi ông Nidegger sẵn sàng chiến đấu đến cùng thì nhiều người Thụy Sĩ, phần lớn là những ông chủ ngân hàng có danh tiếng, dường như đã sẵn sàng dàn hòa. “Chúng ta không thể gây chiến với các nước về những vấn đề này” - ông Michel DeRobert nói. Việc một ông chủ ngân hàng danh tiếng hàng đầu như DeRobert muốn đàm phán là một dấu hiệu rõ nhất cho thấy Thụy Sĩ đã sẵn sàng chấp nhận điều chưa từng có: Chấm dứt chính sách bí mật ngân hàng.
Theo Vân Anh
Lao Động/BBC