Bê bối dầu "bẩn" Đài Loan loang tới Việt Nam?

(Dân trí) - Ngày 14/9 Chính quyền Hồng Kông (Trung Quốc) vừa công khai bản danh sách 383 công ty nhập khẩu dầu ăn bẩn của Công ty Chang Guann (Đài Loan). Đáng chú ý, trong đó có hai chuỗi nhà hàng thuộc sở hữu của các hãng quốc tế có mặt tại Việt Nam.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* TPBank bổ nhiệm sếp nữ 8X đầu tiên
* Top 10 tòa nhà đẹp nhất thế giới hiện nay
* Bất động sản Việt Nam: Ngày ấy và bây giờ..
* Mang 19 tỷ USD ra nước ngoài đầu tư
* Trưa nay 16/9, tâm bão Kalmaegi vào vịnh Bắc Bộ

Hai thương hiệu được nêu tên trong bản danh sách này hiện đang có mặt tại Việt Nam là bánh m BreadTalk và Bakery Café LTD.

Thương hiệu bánh Bakery Café LTD thuộc sở hữu Tập đoàn Maxim’s (Trung Quốc) - tập đoàn đang có các cửa hàng kinh doanh và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam và đồng thời đã thừa nhận có nhập các sản phẩm của Công ty Chang Guann với chính quyền Trung Quốc. 
 
Còn thương hiệu bánh BreadTalk hiện có hệ thống cửa hàng tại TP HCM, Bình Dương và Khánh Hòa. Đây là thương hiệu ăn nhanh đến từ Singapore (thành lập năm 2000) và đã có hệ thống 4.000 cửa hàng ăn nhanh tại các nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia…

Bê bối dầu bẩn Đài Loan loang tới Việt Nam?
Bakery Café LTD và BreadTalk tại Việt Nam là hai công ty có mặt trong danh sách 383 công ty nhập khẩu dầu ăn bẩn từ Chang Guann theo Chính quyền Hồng Kông cho biết trên South China Morning Post ngày 14/9.

Ngày 7/9 Báo South China Morning Post tờ báo tiếng Anh lớn nhất tại Hồng Kông cho biết đã cấm nhập và bán toàn bộ các sản phẩm sản xuất sau ngày 1/3 của Công ty Chang Guann (Đài Loan) vào thị trường này.
 
Đồng thời giới chức đặc khu này cũng khuyến nghị người tiêu dùng nên cẩn trọng với các sản phẩm đồ ăn nhanh của Maxim’s, 7 Eleven và các cửa hàng Starbucks vì có thể các sản phẩm tại đây có sử dụng dầu ăn bẩn từ cống rãnh của Chang Guann.
 
Theo tờ The Times cho biết, từ tháng 8/2011 thương hiệu bánh Maxim’s thừa nhận đã mua 34 tấn dầu từ 1 nhà nhập khẩu Hồng Kông, nhiều khả năng đối tác cung cấp ấy chính là Chang Guann.
 
Trước thông tin trên, thương hiệu bánh BreadTalk đã lên tiếng phủ nhận.
 
Phía BreadTalk Việt Nam cho biết BreadTalk là thương hiệu Singapore và họ nhận nhượng quyền từ công ty mẹ tại Singapore, chứ không phải Hồng Kông và các hoạt động của công ty này tại Việt Nam không liên quan gì đến BreadTalk Concept HK tại Hồng Kông cả. Công ty này cũng cho biết họ nhập khẩu dầu ăn từ các công ty trong nước.
 
Trước đó, quan chức Đài Loan đã thừa nhận có 14 mặt hàng thực phẩm dùng dầu ăn bẩn ở Đài Loan đã được xuất khẩu sang 12 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Dầu bẩn tại Đài Loan đã gây chấn động dư luận nước này khi nhà cung cấp dầu mỡ Chang Guann đã bị phát hiện làm dầu ăn từ cặn dầu thu gom ở cống rãnh, dầu đã qua sử dụng và các sản phẩm thừa trong quá trình giết mổ.
 
Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 2 đến tháng 8.2014, công ty này đã mua lại 243 tấn dầu ăn bẩn và tái chế thành hàng mới. Tổng cộng công ty đã sản xuất 782 tấn dầu bẩn này để bán ra thị trường. Các chuyên gia y tế Đài Loan cảnh báo loại dầu bẩn này có thể chứa chất gây ung thư.
 
Ngày 15/9, sau khi nhận được thông tin 1 công ty Việt Nam đã nhập dầu bn tại Đài Loan từ Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đã chỉ đạo làm rõ vụ việc.
 
Tối ngày 15/9 Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Dịch vụ Cửu Hương (Công ty Cửu Hương, số 31 đường số 7, phường 8, quận 11). Đây là công ty được Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc cho biết đã nhập các sản phẩm chế biến từ “dầu bẩn” của Công ty Chang Guann (Đài Loan). 

Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”