Bát nháo thị trường hàng xách tay
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu bằng các con đường khác nhau từ nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch và kể cả hàng xách tay (HXT) - một xu hướng đang phát triển khá rầm rộ tại các thành phố lớn. Qua tìm hiểu, hoạt động kinh doanh HXT vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn tới.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Giải cứu 50.000 tấn hành tím ùn ứ * Thêm 4 ngân hàng được tham gia gói 30.000 tỷ đồng * Những vụ “buôn lậu” tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines * Những vụ “buôn lậu” tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines * Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều * Hà Nội được ưu ái, tại sao vẫn kém? |
Trên đường Ba Tháng Hai (quận 10, TPHCM), đa phần điện thoại được bày bán là HXT. Chủ cửa hàng cho biết: Giá một chiếc điện thoại iPhone 5S giá chính hãng và có dung lượng cao nhất có thể lên đến 11 triệu đồng. Tuy nhiên cùng với loại đó, cửa hàng chỉ bán với giá chỉ 8 triệu đồng. Lý giải về sự chênh lệch này, chủ cửa hàng cho biết do là hàng nhập khẩu không chính thức, được “xách tay” từ nước ngoài về, không phải chịu thuế nên giá giảm hơn so với hàng chính hãng. Trên facebook của một trang bán lẻ, những mặt hàng như son môi, nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hay thậm chí một chiếc áo, váy, túi xách cũng được bán với giá rất phải chăng. Có thể nói rằng, giá hàng hóa được gắn mác “xách tay” chỉ bằng 50 - 75% so với hàng chính hãng vì ưu điểm này nên HXT đang dần trở thành loại hàng hóa được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Nhập nhèm chất lượng
Điều đáng nói, hầu hết các thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm nhập nhèm về xuất xứ hàng hóa khi trên sản phẩm chỉ có mã số mã vạch vùng, khu vực bán hàng nhưng được các nhân viên tư vấn trên phố Nguyễn Sơn gắn mác hàng Châu Âu dù thực chất là sản phẩm “Made in China”. Một trong những mặt hàng dễ làm giả nguồn gốc xuất xứ là hoa quả và nhiều cửa hàng tại phố này thường gắn mác hoa quả nhập khẩu.