Ba nguy cơ lớn của kinh tế Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang xuất hiện ba tranh cãi lớn xung quanh vấn đề nợ địa phương, bảo hiểm xã hội và vốn nước ngoài rút khỏi nước này. Cũng có người nói đây chính là ba cuộc khủng hoảng lớn mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt và sự tồn tại của chúng sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Theo tờ “Kinh tế Nhật báo” của Hong Kong số ra ngày 9/3, cái gọi là “khủng hoảng nợ địa phương” đã được Trung Quốc xác định là vấn đề tồn tại, được kiểm soát về tổng thể. Tranh cãi vừa xuất hiện nằm ở chỗ Luật Ngân sách mới của Trung Quốc yêu cầu đưa việc quản lý nợ địa phương vào trong quỹ đạo luật pháp, mang tới sự bảo đảm về mặt luật pháp để hóa giải rủi ro nợ địa phương. Số liệu thống kê cũng cho thấy tới cuối năm 2014, quy mô huy động vốn của chính quyền các địa phương ở Trung Quốc giảm hơn 70 tỉ nhân dân tệ, chứng tỏ kênh phát hành trái phiếu huy động vốn của các địa phương đã bị thu hẹp.

Vấn đề là số liệu nợ địa phương ở Trung Quốc có chân thực hay không? Mới đây, tại Hội nghị Chính hiệp Toàn quốc (Hội nghị Toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Trung ương), nguyên Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc Đổng Đại Thắng tiết lộ vài năm qua, số liệu kinh tế của Trung Quốc bị làm giả nghiêm trọng, chính quyền một số địa phương có khuynh hướng báo cáo tăng số nợ, khiến nợ của các địa phương này tăng mạnh.

Ba nguy cơ lớn của kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc đã không còn ở thời kỳ “dân số vàng” nữa, người dân rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”.

Đằng sau sự gia tăng nhanh chóng về số liệu nợ không loại trừ khả năng chính quyền địa phương đã đưa một số khoản nợ đáng ra không được coi là nợ địa phương vào phạm vi nợ địa phương. Nhưng ở chiều ngược lại, có đại biểu Nhân đại địa phương (đại biểu Hội đồng Nhân dân) tiết lộ việc chính quyền địa phương giấu không báo cáo hoặc báo cáo số nợ ít hơn thực tế là hiện tượng phổ biến.

Tờ “Kinh tế Nhật báo” cho rằng hai tiết lộ nêu trên cho thấy một vấn đề, đó là khả năng Trung ương không có được định lượng, định tính chính xác khi giải quyết vấn đề nợ địa phương. Trong khi đó, vấn đề nợ địa phương không được giải quyết tốt sẽ khiến chính quyền địa phương đối mặt với khả năng không thể huy động đủ vốn để phát triển, làm nguồn tài chính địa phương bị thu hẹp nghiêm trọng. Đồng thời, việc này còn làm giảm mạnh những nhu cầu mang lại hiệu quả lớn của toàn xã hội, khiến khả năng kinh tế Trung Quốc rơi vào giảm phát tăng cao.

Bảo hiểm xã hội là vấn đề cũ, nhưng cái gọi là “khủng hoảng bảo hiểm xã hội đang hình thành” là cách đề cập mới. Trong bối cảnh kinh tế đi xuống, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc rơi vào khó khăn, yêu cầu “giảm gánh nặng” của doanh nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ. Trong khi đó, tỉ lệ thu phí bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc lại quá cao, trở thành gánh nặng lớn cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới kinh doanh của doanh nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Tuy nhiên, kỳ vọng của ngành bảo hiểm xã hội có thể lại trái với mong muốn của doanh nghiệp.

Hiện nay, Trung Quốc đã không còn ở thời kỳ “dân số vàng” nữa, người dân rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”. Nước này không chỉ có một lượng lớn người dân bước tới tuổi già bóng xế cần tới bảo hiểm xã hội, mà cả những cán bộ nhân viên về hưu chưa được chi trả bảo hiểm y tế cũng cần phải “dưỡng lão”. Để công bằng, trong tương lai, phạm vi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cũng cần phải bao phủ cả khu vực nông thôn. Thực tế đó khiến ngành bảo hiểm xã hội phải “tăng thu” nếu muốn “giảm gánh nặng” và bảo đảm không bị vỡ quỹ. Tất cả khiến cho cuộc khủng hoảng bảo hiểm xã hội ngày càng hiện rõ.

Điều đáng chú ý là cuộc khủng hoảng bảo hiểm xã hội lại dẫn tới một chủ đề mới với cái tên “nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Trung Quốc”. Phí bảo hiểm xã hội không chỉ đè nặng lên doanh nghiệp Trung Quốc, mà còn khiến doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc phải đau đầu. Không thể thay đổi tình hình, họ chỉ còn cách rút vốn đầu tư. Gần đây, một loạt doanh nghiệp nước ngoài lớn đầu tư vào Trung Quốc đã rút vốn khỏi nước này và một trong những lý do dẫn tới quyết định trên là mức phí bảo hiểm xã hội quá cao. Đương nhiên, bảo hiểm xã hội không phải là lý do duy nhất khiến doanh nghiệp nước ngoài rút vốn khỏi Trung Quốc, cũng không phải chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế tạo rút vốn, mà còn có cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài rút vốn khỏi Trung Quốc còn đến từ vấn đề tỉ giá đồng Nhân dân tệ, giá thành nhân công tăng cao, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng…
 
Theo TTK
Tin tức

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”