1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Áp dụng Basel II: Khách hàng hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh của các ngân hàng

Việc các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính.

Được lợi gì khi áp dụng Basel II?

Theo các chuyên gia về tài chính, các mục tiêu chính của Basel II bao gồm bổ sung thêm hiểu biết về rủi ro liên quan đến quy mô vốn điều lệ; xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn cho các tổ chức tài chính - một cái nhìn mang tính “doanh nghiệp” hơn về rủi ro và tham gia nhiều hơn vào công tác đánh giá và quản lý rủi ro; khuyến khích các ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tinh vi hơn để có thể làm giảm chi phí vốn.

Để đạt được những mục tiêu trên, Basel II nêu ra 3 trụ cột: yêu cầu vốn tối thiểu; quy trình giám sát; công bố cho thị trường và những điều đó sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư và trên tất cả là cho cơ quan quản lý.

Do đó, Basel II giúp các ngân hàng thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn. Ví dụ, nó phân loại yêu cầu về vốn cho các ngân hàng trên cơ sở hồ sơ rủi ro về chất lượng tài sản của mỗi ngân hàng.

Theo Trụ cột 2 các ngân hàng được yêu cầu phải nộp cho ngân hàng trung ương một hồ sơ về quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP). Hồ sơ này không chỉ xem xét tình trạng an toàn vốn trong tương lai trong điều kiện kinh doanh bình thường mà còn trong kịch bản hoạt động khó khăn.

Trụ cột 2 cũng yêu cầu ban quản lý cấp cao của ngân hàng cần đánh giá các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng, thị trường và rủi ro hoạt động được bao hàm trong Trụ cột 1.

Các ngân hàng được yêu cầu phải ghi lại hoạt động quản lý mà ngân hàng phải thực hiện để đảm bảo yêu cầu về vốn tối thiểu luôn được duy trì. Do đó, nó giúp các ngân hàng về cơ bản trở nên khỏe hơn với hệ thống quản lý rủi ro mang tính “doanh nghiệp” vì khung quản lý không chỉ dừng lại ở rủi ro tín dụng mà còn được mở rộng ra rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và tất cả các rủi ro tiềm ẩn khác, không chỉ đối với hoàn cảnh hiện tại mà còn cho tương lai. Điều này lại có thể giúp các ngân hàng biết được họ đang kinh doanh đúng hướng và phục vụ hoặc nhắm tới đúng khách hàng mục tiêu hay không.

Đối với khách hàng, các ngân hàng được phép thiết lập một mức vốn thấp hơn để có được hoạt động đầu tư và cho vay chất lượng hơn. Nhờ đó, khách hàng có hồ sơ rủi ro tốt hơn sẽ hưởng chi phí thấp hơn. Đối với người gửi tiền: ngân hàng càng mạnh thì tiền gửi của họ càng an toàn.

Bên cạnh đó, theo Trụ cột 3, các ngân hàng phải thực hiện công bố thông tin về hồ sơ rủi ro và an toàn vốn, do đó nhà đầu tư sẽ có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với đánh giá rủi ro của họ.

Qua đây có thể thấy, Basel II giúp cải thiện niềm tin đối với hệ thống ngân hàng, do đó giúp ngân hàng trung ương có những chính sách phù hợp và tập trung vào quản lý, giám sát các ngân hàng yếu kém.

Đã có Ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành dự án Quản lý rủi ro Basel II.
Đã có Ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành dự án Quản lý rủi ro Basel II.

Tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch

Theo đại diện của Ngân hàng Đông Phương (OCB) một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai thành công Basel II, lợi ích rõ rệt nhất mà Basel II mang lại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch của hệ thống, tăng cường sức đề kháng của các ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường.

Áp dụng Basel II: Khách hàng hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh của các ngân hàng - 2

"Việc triển khai Basel thành công sẽ giúp OCB tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân bổ vốn hợp lý vào các đối tượng KH và sản phẩm, thiết lập được danh mục đầu tư/ tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu. Khách hàng của OCB được hưởng các quyền lợi về các điều kiện cấp tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng. Thông tin càng đầy đủ, điều kiện cấp tín dụng càng thuận lợi, … sẽ nhận được mức lãi suất hấp dẫn. Thêm vào đó, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch ở OCB, bởi tài sản của khách hàng đã được bảo vệ trước các rủi ro có thể phát sinh” – đại diện này cho biết.

Về dự án Basel II triển khai cho OCB, đại diện Ngân hàng DBS Singapore Ông EDDIE LIM khẳng định: “Việc áp dụng một khung kiểm tra căng thẳng sẽ cho phép OCB xác định, đo lường và kiểm soát các rủi ro về thanh khoản tài chính, đặc biệt để đánh giá hồ sơ thanh khoản của ngân hàng và mức vốn đệm thích hợp dành cho thanh khoản trong trường hợp các sự kiện căng thẳng trên toàn cầu và của ngân hàng.”

Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, OCB đã không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên mọi phương diện. Liên tiếp vài năm gần đây, thị trường đã chứng kiến sự lột xác của nhà băng này. Bắt đầu từ việc xây dựng lại hệ thống vận hành nội bộ và hệ thống quản trị rủi ro, ngân hàng số những nền tảng quan trọng cho một NH bán lẻ hiện đại trong tương lai.

Từ việc hoàn thiện hệ thống phòng chống rửa tiền đến dự kiến trở thành một trong những ngân hàng đầu tien áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, cải tiến hệ thống quy trình vận hành, cơ sở công nghệ…OCB đã thực hiện những bước đi quan trọng cho một ngân hàng hiện đại và hội nhập với các NH thế giới, tạo nên những nền tảng bền vững cho sự phát triển của ngân hàng và quan trọng hơn giúp cho khách hàng, cổ đông yên tâm trong mọi giao dịch với ngân hàng.

Từ cột mốc hoàn thành dự án Basel II, OCB sẽ tiếp tục đầu hành trình mới để góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường lợi ích cho khách hàng, cổ đông và khẳng định vị thế ngân hàng như khẳng định của đại diện OCB, Bà Huỳnh Lê Mai – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản lý rủi ro: Hiểu được việc quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II là bước đi quan trọng trong lộ trình hội nhập với thế giới và cũng là cách để bảo vệ ngân hàng, khách hàng tốt nhất, chính vì thế, OCB quyết tâm triển khai Basel II. Với 3 trụ cột bền vững quản lý rủi ro theo chuẩn mực Basel II không chỉ giúp chúng tôi giảm rủi ro, sử dụng tốt nhất nguồn vốn mà còn giảm đáng kể các thiệt hại do các biến động của nền kinh tế gây ra.

Hơn hết, càng về đích sớm thì càng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động giúp OCB tiệm cận dần với những thông lệ quốc tế tiên tiến và tạo đột phá trong những năm tiếp theo.

Năm 2016, OCB có lợi nhuận đạt thứ 15 trong tổng số các Ngân hàng TMCP và tỷ suất lợi nhuận đạt Top 10 các Ngân hàng TMCP; tỷ lệ nợ xấu giảm thuộc Top 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn hệ thống. Mới đây, OCB được Moody’s – một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới công bố mức xếp hạng cao B2, là mức cao nhất của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. OCB cũng là Ngân hàng VN đầu tiên hoàn thành dự án quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II. OCB đang trong quá trình thực thi chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2020 đưa OCB trở thành một trong Top Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

H.Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm