Amazon dính “phốt” lớn với hàng loạt tố cáo thực phẩm hết hạn

(Dân trí) - Năm 2017, Amazon đã mua lại siêu thị bán lẻ Whole Foods Market, từ đó Amazon đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các cửa hàng bách hóa và người tiêu dùng. Nhưng ngày càng có nhiều người tiêu dùng khiếu nại, nhiều thực phẩm của các cửa hàng trên kênh Amazon bị bốc mùi hay quá hạn sử dụng.

Trong một báo cáo của CNBC mới đây, bên cung ứng thứ 3 của Amazon đã bán hàng quá hạn cho người tiêu dùng. Hiện nay với quy mô vài triệu cửa hàng dẫn đến Amazon gặp khó khăn trong việc giám sát và quản lý. Bởi sự xuất hiện của số lượng lớn sản phẩm quá hạn nên rất nhiều thương hiệu đã bắt đầu tự thanh lý.

Amazon dính “phốt” lớn với hàng loạt tố cáo thực phẩm hết hạn - 1

Thực phẩm đến tay người tiêu dùng đã quá hạn

Theo báo cáo này, nhiều khách hàng của Amazon cho biết, nhiều loại thực phẩm bao gồm bột trẻ em, thịt bò khô, bột yến mạch đã bị quá hạn sử dụng và thực phẩm sớm đã biến chất. Cả bên cửa hàng lẫn người tiêu dùng khi trả lời phỏng vấn của CNBC đều chỉ ra, kỹ thuật và hệ thống giao dịch của Amazonazon tồn tại lỗ hổng, dẫn đến thực phẩm quá hạn nhưng không được giải quyết và cũng không có ai chịu trách nhiệm trong việc này.

Vào kênh mua sắm Amazon và nhấp vào mục “Tạp hóa và đồ ăn” có thể thấy nhiều người tiêu dùng đã bình luận rằng các thực phẩm như tương ớt, thịt bò khô, bột yến mạch, cà phê, bánh quy, bột cà phê… có dấu hiệu bốc mùi.  

Một công ty chuyên phân tích số liệu thị trường của Amazon đã phát hiện trong 100 sản phẩm thực phẩm bán chạy nhất của trang này có ít nhất 40% người bán nhận được hơn 5 khiếu nại của khách hàng về hàng hóa hết hạn. Ngay cả những cừa hàng bán chạy nhất cũng không ngoại lệ.

Một khách hàng có tên Angie Atkinson cho biết, cô đã lên Amazon và mua sữa chua của Land O’s Lakes Half&Half, sau đó phát hiện ra nó đã có vấn đề, khi cô kiểm tra thì sản phẩm đã hết hạn sử dụng.

Hiện tại, vốn hóa thị trường của Amazon đạt khoảng 900 tỷ USD và có 2,5 triệu người bán, trong đó các cửa hàng bán lẻ chiếm đến 58%. Các sản phẩm của bên thứ ba bán hàng trên kênh Amazon đều cũ mới lẫn lộn. Hàng hóa có thể đến từ những khu chợ trời, hàng thanh lý hay nhập từ các bên bán buôn. Nhiều người lo sợ với quy mô thị trường khổng lồ, vấn đề chất lượng có thể không được bảo đảm.

CNBC nhận định, kho hàng thanh lý có thể là điểm nóng trong vấn đề thực phẩm quá hạn. Năm 2017, Starbucks đã đóng cửa thương hiệu trà Teavana, thời điểm ấy rất nhiều bên đã mua số lượng lớn các sản phẩm trà được giảm giá và bán lại trên Amazon. Ngày nay dù các sản phẩm Teavana đã ngừng sản xuất được hai năm, nhưng người mua vẫn có thể tìm mua tại một vài cửa hàng, cùng với đó là những đánh giá của khách hàng khi họ cho biết trà có mùi hóa chất, giống như hoa quả bị hỏng. Trớ trêu thay, danh sách sản phẩm của Teavana mà cụ thể trên bao bì đã ghi rõ “không bán lại”. (Not for resale)

Người phát ngôn của Amazon cho biết, đối với những sản phẩm được ghi rõ chữ “Not for resale”, thì bên thứ ba buộc phải tôn trọng phát luật và chính sách của Amazon. Nếu bên thứ ba bán các sản phẩm này thì phải cung cấp hạn sử dụng sản phẩm cho Amazon, hơn nữa phải chứng minh được hạn sử dụng của sản phẩm phải từ 90 ngày trở lên.

Nhưng chuyên gia an toàn thực phẩm chỉ ra, chính sách này của Amazon có hiệu quả hay không lại là một vấn đề lớn.

Chủ nhiệm chính sách thực phẩm thuộc hội Liên hiệp người tiêu dùng Mỹ ông Thomas Gremillion nhận định “Không có chứng cứ chứng mình bên thứ ba sẽ chấp hành chính sách của Amazon, có khả năng họ sẽ vẫn bán những sản phẩm quá hạn. Nếu bị Amazon "tóm" thì chỉ cần vứt một số ít sản phẩm rồi lại tiếp tục thực hiện hành vi này”.

Sau khi xuất hiện sự cố về thực phẩm quá hạn, Amazon cho biết họ đã có những hành động để khắc phục, đảm bảo các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn. Nhưng trước mắt vẫn rất nhiều mặt hàng bị tố cáo đã quá hạn.

Bên bán không đồng ý hoàn trả, Amazon xóa những bình luận không tốt, người bị hại không chỉ là người tiêu dùng.

Với nhiều cửa hàng mà nói, vấn đề lớn ở đây là, người tiêu dùng thường không biết sản phẩm mình mua là cửa hàng lớn hay nhỏ lẻ, hay là sản phẩm tự kinh doanh của Amazon. Bởi sản phẩm chất lượng và sản phẩm quá hạn đều nằm cùng trong giỏ hàng cạnh tranh có tên gọi là “Buy box”.

Người tiêu dùng sau khi nhận hàng đều đánh giá kém cho bên nhà sản xuất, tuy nhiên nhà sản xuất không hề có lỗi trong trường hợp này.

Người phát ngôn của Tập doàn thực phẩm Daone của Pháp ông Michael cho biết, ở đây có hai người là người bị hại, một là người mua người còn lại là nhà sản xuất. “Nhiều nhà sản xuất phát hiện sự giám sát lỏng lẻo các bên bán lẻ của Amazon dẫn đến họ bị tổn thất nặng nề”. Nực cười thay nếu là những sản phẩm thuộc sở hữu của Amazon thì ngay lập tức những bình luận không tốt sẽ được xóa.

Các thương hiệu giành lại quyền kiểm soát

Với nhiều thương hiệu, hoạt động bán và kiểm soát sản phẩm trên Amazon là một công việc rất phức tạp, điều này có nghĩa là có khả năng họ phải tuyển thêm nhiều nhân công. Như công ty thực phẩm Southwest Speciatly Foods, các thực phẩm như tương ớt, hạt hướng dương, bỏng ngô ngày càng có nhiều nhà bán, cùng với đó ngày càng có nhiều khách hàng khiếu nại.

Giám đốc của công ty này cho biết “Southwest có hơn 200 sản phẩm, mỗi sản phẩm có hơn 30 nhà bán lại. Đây không chỉ đem đến cho công ty sự hỗn loạn, hay những trải nghiệm không thể dự báo trước, bên công ty đã phải huy động nhiều nhân lực để theo dõi các bên bán lẻ”.

Để dọn dẹp những sản phẩm quá hạn trên Amazon, công ty dược phẩm Abboot Laboratories cũng đầu tư rất nhiều nhân lực, giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm. Do trước đây công ty này đã có khiếu nại về sản phẩm quá hạn nên họ đã khuyến cáo người mua chỉ được mua tại cửa hàng duy nhất của hãng trên Amazon ngoài ra thì không nên tiến hành thử mua ở nơi khác, mục đích để tránh trường hợp mua phải hàng giả và hết hạn.

Cùng với đó, cơ quan quản lý giám sát và lập pháp của Mỹ cũng đã có nhất cử nhất động liên quan đến Amazon. Vào tháng 8 vừa qua, sau khi trang bán hàng này có hàng ngàn sản phẩm không an toàn và bị cấm, tham nghị viên của ba Đảng dân chủ Mỹ đã gửi thư đến cho lãnh đạo của Amazon đề nghị chấp hành vấn đề an toàn của người tiêu dùng.

Nhưng Phó Chủ tịch của công ty cho biết: “Nhiều kẻ xấu đã dùng cách để trốn trình tự phê duyệt tự động của chúng tôi. Hiện công ty đã đưa lên danh sách, số liệu của các tài khoản vi phạm vào AI để kiểm tra và cấm những hành động đáng ngờ, nếu phát hiện những hành động không an toàn, có thể tiến hành điều tra. Amazon cũng thông qua kho dữ liệu gọi là Heartbeat để kiểm tra bình luận của khách hàng, điện thoại, email và phản hồi về vấn đề an toàn của bên bán”.

Tuy nhiên, một vài bên bán cho rằng, Amazon không thể thông qua khiếu nại và hoàn trả hàng của người tiêu dùng để kiểm tra thực phẩm quá hạn. Họ cần phát triển các chiến lược mới để giám sát sản phẩm và cải thiện việc giám sát sản phẩm, đồng thời nghiêm khắc thực thi với những sản phẩm xảy ra vi phạm.

Thanh Hải

Theo Sina