Ai thắng trong thỏa thuận thương mại Trung Quốc - Úc?
Dư luận tại Trung Quốc và Úc đều tỏ ra quan tâm trước câu hỏi "Ai thắng trong thỏa thuận thương mại Trung Quốc - Úc?". Trong tương lai, 95% hàng Úc được miễn thuế khi vào Trung Quốc khi hiệp định thương mại song phương được thực hiện đầy đủ.
Thỏa thuận thương mại Trung Quốc - Úc
Theo chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Stenven Elsinga, các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng tiêu dùng và thực phẩm Úc là những người được hưởng lợi nhiều nhất.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc với 20% giá trị hàng nhập khẩu vào Úc có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi đó, 36% hàng xuất khẩu của Úc được xuất đi thị trường Trung Quốc. Giá trị thương mại song phương năm 2013 đạt khoảng 150 tỉ đô la Úc, tương đương 130 tỉ USD.
Trong những năm gần đây, Úc đã bị đánh bật khỏi thị trường sữa trẻ em của Trung Quốc. Tuy nhiên, với thỏa thuận mới ký kết, các công ty sữa bò Úc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ được miễn thuế trong vòng bốn năm.
Hiện nay, các nhà sản xuất rượu vang Úc đạt doanh thu 200 triệu đô la Úc/năm ở thị trường Trung Quốc. Theo nội dung thỏa thuận, các nhà sản xuất này sẽ được giảm thuế quan trong vòng 4 năm.
Mức thuế nhập khẩu than cốc 3% và thuế nhập khẩu than nhiệt cũng sẽ được gỡ bỏ ngay lập tức trong vòng 2 năm.
Theo tờ The Age, thỏa thuận với Trung Quốc là một thỏa thuận kinh tế quan trọng nhất mà Úc từng thực hiện. Một khi thỏa thuận được thực hiện đầy đủ, 95% các hàng hóa xuất khẩu của Úc sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào Trung Quốc
Tuy nhiên, không phải các sản phẩm nông nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu của Úc đều được hưởng lợi.
Chủ tịch đảng đối lập Penny Wong nghi ngờ về thắng lợi tuyệt vời mà Thủ Tưởng Tony Abbott nói về hiệp định thương mại Úc - Trung Quốc. "Người lao động thuộc các ngành xuất khẩu chủ chốt như ngành sản xuất đường đừng mong hy vọng sẽ hưởng lợi lộc gì từ các thỏa thuận này", ông nói
Chiến lược của Trung Quốc
Trung Quốc cam kết sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông nghiệp và dịch vụ của Úc để đổi lại lệnh nới lỏng kiểm soát đầu tư vào các khu vực giàu tài nguyên của xứ sở Kangaroo.
Người Trung Quốc hiểu rằng Úc cần đến sự giúp đỡ của họ để chuyển đổi từ một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu khoáng sản (than đá, sắt) sang hướng mở rộng xuất khẩu thực phẩm và nông sản. Đối tượng nước này nhắm đến là tầng lớp trung lưu ở các quốc gia đang phát triển tại châu Á.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Úc cũng kí cam kết chung sức trong lĩnh vực biến đổi khí hậu thông qua chia sẻ công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng than đá.
Thỏa thuận Úc - Trung Quốc được ký kết trong bối cảnh Tổng thống Mỹ kết thúc chuyến công du 7 ngày tại châu Á.
Động thái này từ phía Trung Quốc được cho là nước cờ để thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do toàn châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) trong khi Washington theo đuổi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP gồm 12 quốc gia thành viên, nhưng không có Trung Quốc.
Theo ông Tập Cận Bình, chỉ cần hai nước cùng hướng đến những lợi ích lớn hơn cũng như những lợi ích lâu dài, Trung Quốc và Úc sẽ vượt qua các trở ngại, để phát triển quan hệ đối tác chiến lược gần gũi hơn và toàn diện hơn.
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Như