90% lô chung cư ở Hà Nội và TPHCM có chất lượng tồi
Không gian sống của con người ngày càng thu hẹp lại, cũng vì thế, ở chung cư đã thành giải pháp của nhiều hộ ở gia đình tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, cũng vì thế mà không ít người phải "hú hồn" vì chất lượng xập xệ của những căn hộ tiền tỷ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trú tại căn hộ 1102, nhà CT6, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, dù đã được bàn giao nhà từ mấy năm nay, nhưng cả gia đình không dám chuyển về căn hộ này ở vì sợ trần nhà sẽ tiếp tục sập lần thứ 4, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Theo ông Hùng, việc vữa ở trần nhà bị rơi từng mảng đã xảy ra nhiều lần và cũng đã được sửa chữa, song chỉ sau một thời gian ngắn, trần vữa này lại bị hỏng.
Phía chủ đầu tư là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam mặc dù có cho người đến sửa. Nhưng rất đại khái. Kết quả là chỉ sau vài ngày, toàn bộ phần trát lại đã sập xuống hoàn toàn.
“Rất may tôi chưa kê lại giường và chưa về đó ngủ nên không xảy ra chết người hay bị thương. Sự việc xảy ra đã lâu, nhưng dường như chủ đầu tư vẫn làm ngơ”, ông Hùng nói.
Phản ánh với PV, nhiều cư dân sống tại chung cư 229 Phố Vọng, Hà Nội cũng vô cùng bức xúc vì tình trạng thang máy thỉnh thoảng lại có hiện tượng khựng lại hoặc “rơi tự do” khiến nhiều người phải “thót tim” khi sử dụng.
Chị H - đại diện cho một hộ gia đình đang sống tại tầng 9 của tòa nhà bức xúc: “Chỉ hơn 1 tháng mà gia đình tôi đã gặp thang máy 3 lần rơi tự do. Một lần là mẹ tôi, một lần là tôi và lần còn lại là con tôi. Rất may hệ thống con quay (phanh cơ học) còn hoạt động, nếu không đã mất mạng”.
Đáng chú ý, nhìn bên ngoài, hệ thống thang máy này còn khá mới. Khu chung cư hỗn hợp 229 Phố Vọng gồm 2 khối nhà 17 tầng do Công ty Đầu tư xây lắp và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Tòa nhà xảy ra sự cố thang máy này được biết mới đưa vào sử dụng từ giữa năm 2008.
Anh Hưng, ở chung cư Momota (151A Nguyễn Đức Cảnh – Hà Nội) cũng than thở về hệ thống thang máy. Nhà anh ở tầng 15, nhưng hầu như sáng nào anh cũng phải chạy thang bộ vì thang máy quá đông người và hay bị “kẹt”.
“Người lớn chạy bộ đã mệt bở hơi tai thì trẻ con chịu sao nổi. Hôm nào dậy muộn quá, thì hai bố con tôi đành phải chạy bộ, không thì cháu sẽ muộn học. Thang máy ở đây khá chật, giờ đi học, đi làm, tất cả mọi người cùng chen vào, nên không đủ chỗ”, anh Hưng nói.
Ngoài ra, theo khảo sát của phóng viên, tại khu hành lang và sân chơi chung của nhiều tòa nhà chung cư rác thải được vất bừa bãi, có nơi bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Theo phản ánh của các cư dân thì các nhân viên vệ sinh có khi phải 2 – 3 ngày mới dọn dẹp một lần.
Chạy theo lợi nhuận, bỏ quên chất lượng
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có trên 90% lô chung cư được đánh giá hư hỏng, xuống cấp trong đó có gần 25% lô chung cư ở tình trạng hư hỏng, nguy hiểm.
Ông Nguyễn Kim Đức - Trưởng phòng Giám định 2, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, nguyên nhân hư hỏng chủ yếu là lún (trên 1,2m), lún nghiêng với độ nghiêng trên 1% do xây dựng trên các khu vực ao hồ cũ hoặc trên nền đất yếu.
Kết cấu có biểu hiện suy giảm khả năng chịu lực: nứt kết cấu, các mối nối của nhà lắp ghép bị han gỉ, ăn mòn nghiêm trọng, một số mối nối đã bị tách rời, kết cấu bị cong võng quá mức cho phép.
Việc cơi nới tuỳ tiện cũng làm tăng tải trọng so với thiết kế và phá một số kết cấu chịu lực chính phục vụ cơi nới.
Ngoài ra, do không được bảo trì, sửa chữa định kỳ, thiết kế cũ, việc bố trí không gian, hệ thống công trình phụ trợ... không còn phù hợp cùng với sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng khiến công trình xuống cấp nhanh hơn, không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu (không gian, ánh sáng, nguồn nước...) cho người dân.
Việc thiếu lối thoát hiểm và sự xuống cấp của hệ thống phòng cháy chữa cháy dẫn đến không đảm bảo an toàn khi có sự cố xẩy ra.
Còn theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, việc nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng ngay khi vừa đi vào sử dụng là do nhiều doanh nghiệp đã quá chú ý đến vấn đề lợi nhuận.
Giá nguyên vật liệu và các chi phí khác tăng liên tục, nên nhiều chủ đầu tư buộc phải tính toán đến lợi nhuận, trong đó cắt giảm nguyên vật liệu và thời gian thi công là “phương án” được lựa chọn hàng đầu đã dẫn đến chất lượng các công trình khi đưa vào sử dụng gặp nhiều sự cố.
Theo ông Hùng, việc vữa ở trần nhà bị rơi từng mảng đã xảy ra nhiều lần và cũng đã được sửa chữa, song chỉ sau một thời gian ngắn, trần vữa này lại bị hỏng.
Phía chủ đầu tư là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam mặc dù có cho người đến sửa. Nhưng rất đại khái. Kết quả là chỉ sau vài ngày, toàn bộ phần trát lại đã sập xuống hoàn toàn.
Ồng Hùng chỉ mảng vữa sập đúng chỗ giường nằm của ông |
“Rất may tôi chưa kê lại giường và chưa về đó ngủ nên không xảy ra chết người hay bị thương. Sự việc xảy ra đã lâu, nhưng dường như chủ đầu tư vẫn làm ngơ”, ông Hùng nói.
Phản ánh với PV, nhiều cư dân sống tại chung cư 229 Phố Vọng, Hà Nội cũng vô cùng bức xúc vì tình trạng thang máy thỉnh thoảng lại có hiện tượng khựng lại hoặc “rơi tự do” khiến nhiều người phải “thót tim” khi sử dụng.
Chị H - đại diện cho một hộ gia đình đang sống tại tầng 9 của tòa nhà bức xúc: “Chỉ hơn 1 tháng mà gia đình tôi đã gặp thang máy 3 lần rơi tự do. Một lần là mẹ tôi, một lần là tôi và lần còn lại là con tôi. Rất may hệ thống con quay (phanh cơ học) còn hoạt động, nếu không đã mất mạng”.
Đáng chú ý, nhìn bên ngoài, hệ thống thang máy này còn khá mới. Khu chung cư hỗn hợp 229 Phố Vọng gồm 2 khối nhà 17 tầng do Công ty Đầu tư xây lắp và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Tòa nhà xảy ra sự cố thang máy này được biết mới đưa vào sử dụng từ giữa năm 2008.
Anh Hưng, ở chung cư Momota (151A Nguyễn Đức Cảnh – Hà Nội) cũng than thở về hệ thống thang máy. Nhà anh ở tầng 15, nhưng hầu như sáng nào anh cũng phải chạy thang bộ vì thang máy quá đông người và hay bị “kẹt”.
“Người lớn chạy bộ đã mệt bở hơi tai thì trẻ con chịu sao nổi. Hôm nào dậy muộn quá, thì hai bố con tôi đành phải chạy bộ, không thì cháu sẽ muộn học. Thang máy ở đây khá chật, giờ đi học, đi làm, tất cả mọi người cùng chen vào, nên không đủ chỗ”, anh Hưng nói.
Ngoài ra, theo khảo sát của phóng viên, tại khu hành lang và sân chơi chung của nhiều tòa nhà chung cư rác thải được vất bừa bãi, có nơi bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Theo phản ánh của các cư dân thì các nhân viên vệ sinh có khi phải 2 – 3 ngày mới dọn dẹp một lần.
Chạy theo lợi nhuận, bỏ quên chất lượng
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có trên 90% lô chung cư được đánh giá hư hỏng, xuống cấp trong đó có gần 25% lô chung cư ở tình trạng hư hỏng, nguy hiểm.
Ông Nguyễn Kim Đức - Trưởng phòng Giám định 2, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, nguyên nhân hư hỏng chủ yếu là lún (trên 1,2m), lún nghiêng với độ nghiêng trên 1% do xây dựng trên các khu vực ao hồ cũ hoặc trên nền đất yếu.
Kết cấu có biểu hiện suy giảm khả năng chịu lực: nứt kết cấu, các mối nối của nhà lắp ghép bị han gỉ, ăn mòn nghiêm trọng, một số mối nối đã bị tách rời, kết cấu bị cong võng quá mức cho phép.
Việc cơi nới tuỳ tiện cũng làm tăng tải trọng so với thiết kế và phá một số kết cấu chịu lực chính phục vụ cơi nới.
Chiếc thang máy khiến nhiều cư dân ở chung cư 229 Phố Vọng phải nhiều phen thót tim |
Ngoài ra, do không được bảo trì, sửa chữa định kỳ, thiết kế cũ, việc bố trí không gian, hệ thống công trình phụ trợ... không còn phù hợp cùng với sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng khiến công trình xuống cấp nhanh hơn, không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu (không gian, ánh sáng, nguồn nước...) cho người dân.
Việc thiếu lối thoát hiểm và sự xuống cấp của hệ thống phòng cháy chữa cháy dẫn đến không đảm bảo an toàn khi có sự cố xẩy ra.
Còn theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, việc nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng ngay khi vừa đi vào sử dụng là do nhiều doanh nghiệp đã quá chú ý đến vấn đề lợi nhuận.
Giá nguyên vật liệu và các chi phí khác tăng liên tục, nên nhiều chủ đầu tư buộc phải tính toán đến lợi nhuận, trong đó cắt giảm nguyên vật liệu và thời gian thi công là “phương án” được lựa chọn hàng đầu đã dẫn đến chất lượng các công trình khi đưa vào sử dụng gặp nhiều sự cố.
Theo Châu Anh
VTCNews