51.000 tỷ đồng “đào tẩu” khỏi thị trường chứng khoán trong tháng tư

(Dân trí) - Chỉ trong vòng một tháng, trên 2,4 tỷ USD đã "bốc hơi" khỏi tài khoản những người cầm cổ phiếu. Trong khi về số tuyệt đối, "ông lớn" ngành tiêu dùng Ma San thiệt hại nặng nề nhất, mất gần 11.000 tỷ đồng thì về tỷ lệ, KBC mất 17,5% vốn hóa, HAG mất 20%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tháng 4 đầy chật vật và sóng gió. Không tin đồn thất thiệt, không có những dấu hiệu quá tiêu cực về vĩ mô nhưng chính tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng của giới đầu tư lại nhấn thị trường đi xuống, khiến hàng chục tỷ đồng “không cánh mà bay” khỏi tài khoản những người cầm cổ phiếu.

Nếu trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đánh mất 5,2% về giá, xuống còn 58,36 điểm đóng cửa phiên 26/4 thì chỉ số sàn TP.HCM (VN-Index) cũng đánh rơi 31,3 điểm, tương ứng giảm 6,1% còn 474,51 điểm.

Trong tháng 4, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra chán chường và chỉ đứng ngoài thị trường theo dõi.
Trong tháng 4, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra chán chường và chỉ đứng ngoài thị trường theo dõi.

Trên thực tế, phiên mở đầu tháng 4 cũng là phiên vốn hóa trên hai sàn ở mức cao nhất. Những người quan sát đã không khỏi hụt hẫng, bởi sau phiên tăng mạnh mẽ ngày 1/4 là chuỗi giao dịch đầy phập phù, bất ổn của thị trường.

Theo đó, đầu tháng 4, VN-Index bật tăng gần 15 điểm tương ứng 3% trong khi HNX-Index cũng tăng 1,26 điểm tương ứng 2,09%. Đến phiên chốt tháng, tình hình đảo ngược: VN-Index mất 2,08 điểm tương ứng giảm 0,44% và HNX-Index cũng mất 0,33 điểm tương ứng giảm 0,56%.

Theo thống kê của Dân trí dựa trên dữ liệu từ 2 Sở Giao dịch chứng khoán, trong vòng 1 tháng, vốn hóa sàn HSX “bốc hơi” 46.822 tỷ đồng (tương ứng thất thoát 5,72%) xuống còn 771.922 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên 26/4. HNX với quy mô vốn hóa nhỏ hơn, mất 4.287 tỷ đồng (tương ứng thất thoát 4,46%) xuống còn 91.757 tỷ đồng.

Tổng cộng, thị trường chứng khoán Việt Nam trong 1 tháng giao dịch vừa qua đã để hao hụt khối tài sản lên tới 51.108,89 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,43 tỷ USD.

Những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường thường là những mã chịu ảnh hưởng lớn nhất thể hiện qua trị giá tuyệt đối của phần tài sản “bốc hơi”.

Tuy nhiên, xét trên tỷ lệ thất thoát, những mã hao hụt mạnh nhất lại là những mã được chọn đầu cơ trong bối cảnh hiện tại. Thị trường có dấu hiệu biến động, cổ phiếu đầu cơ sẽ bị xả hàng đầu tiên và không tránh khỏi giảm giá.

MSN của CTCP Tập đoàn Ma San

Hao hụt: 10.996 tỷ đồng

Hao hụt: 10.996 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 12,8%
Vốn hóa ngày 26/4: 74.914 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 109.000 đồng/cp.

GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas)

Hao hụt: 7.580 tỷ đồng

Hao hụt: 7.580 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 7%
Vốn hóa ngày 26/4: 100.435 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 53.000 đồng/cp.

BVH của CTCP Tập đoàn Bảo Việt

Hao hụt: 4.151 tỷ đồng

Hao hụt: 4.151 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 11,5%
Vốn hóa ngày 26/4: 31.914 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 46.900 đồng/cp.

HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai

Hao hụt: 3.009 tỷ đồng

Hao hụt: 3.009 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 19,9%
Vốn hóa ngày 26/4: 12.145 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 22.600 đồng/cp.

DPM của Tổng công ty Phân Bón & Hóa chất Dầu khí - CTCP

Hao hụt: 1.254 tỷ đồng

Hao hụt: 1.254 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 7,3%
Vốn hóa ngày 26/4: 16.033 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 42.200 đồng

ITA của CTCP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo

Hao hụt: 448 tỷ đồng

Hao hụt: 448 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 11,4%
Vốn hóa ngày 26/4: 3.474 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 6.200 đồng

KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

Hao hụt: 406 tỷ đồng

Hao hụt: 406 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 17,5%
Vốn hóa ngày 26/4: 1.912 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 6.600 đồng/cp

Bích Diệp