500 tỷ euro gói kích thích, ECB khó kỳ vọng làm thay đổi châu Âu
Ngày 22/1 này là ngày có tính quyết định với kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, một gói nới lỏng định lượng (QE) tương tự như Mỹ sẽ được công bố, hiện dự trù giới hạn ở mức 500 tỷ euro. Thế nhưng, sự hoài nghi vẫn còn đó.
ECB chắc chắn sẽ bị phản ứng hết sức dữ dội nếu tiếp tục chậm trễ đưa ra các giải pháp khi thị trường đang tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, nổi cộm là giá dầu và tiền tệ xuống dốc trong khi đồng franc biến động mạnh sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ bỏ mức neo tỷ giá đồng tiền của nước này.
Trước đó ECB được kỳ vọng sẽ có các biện pháp bình ổn giá cả cũng như đưa mức lạm phát lên gần 2% nhưng thực tế họ vẫn chưa thể làm được gì. Lạm phát cuối cùng đã xuống mức âm cũng như giá dầu tụt dốc thảm hại.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu đã giành được sự ủng hộ thiết yếu từ phía Tòa án sơ thẩm châu Âu để tiến hành bất kỳ biện pháp cân thiết nào nhằm vực dậy nền kinh tế khu vực này.
Tuy nhiên giới chính trị và nước Đức vẫn lo ngại các nguy cơ vể phân bổ nguồn tiền hơn là về luật pháp.
Theo nguồn tin của Reuters, ECB sẽ kết hợp 2 phương pháp: mua lại các khoản nợ và chia sẻ các nguy cơ trong khu vực đồng Euro trong khi các ngân hàng trung ương mỗi quốc gia sẽ tự lo liệu việc kinh doanh của mình.
Chương trình này có lẽ cũng bị giới hạn ở mức 500 tỷ euro (578 tỷ USD), tuy nhiên ECB vẫn đang nhận được sự ủng hộ hết mình từ phía tòa án liên minh châu Âu. Hôm thứ Sáu vừa qua, các thành viên hội đồng Benoit Coeure cho rằng gói nới lỏng định lượng(QE) phải đủ lớn để tạo nên các tác động mạnh đến nền kinh tế.
Giám đốc phát triển của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, Gilles Moec phát biểu: “Chúng tôi hy vọng ECB sẽ công bố gói nới lỏng định lượng khoảng từ 500 tỷ cho tới 700 tỷ euro trong hơn 18 tháng để mua lại trái phiếu chính phủ bao gồm tất cả các loại trái phiếu đầu tư”.
Nhưng gói nới lỏng định lượng này vẫn là chưa đủ với nền kinh tế thế giới. Tuần trước, ngân hàng thế giới đã hạ thấp mức dự đoán phát triển trong năm nay và cả năm tới bởi viễn cảnh kinh tế khó khăn của các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản cũng như vấn đề của các nền kinh tế mới nổi.
Việc giá của đồng tiền xuống dốc cũng là một tín hiệu xấu cho những nguy cơ tiềm tàng đang dần xuất hiện tại Trung Quốc, thị trường lớn nhất trên thế giới.
Mới đây, vào thứ Ba tuần trước, Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra nhưng dự báo mới nhất của mình. Giám đốc IMF Christine Lagarde có vẻ chán chường khi nói rằng giá dầu giảm và nền kinh tế Mỹ vẫn có thể trụ vững không phải là đểm tựa cho sự pháp triển yếu kém ở bất cứ đâu.