50 triệu dân Mỹ trong cảnh nghèo đói
Cường quốc kinh tế lớn nhất của thế giới liên tiếp nhận những thông tin xấu từ các báo cáo mới đây. Số lượng người nghèo tại Mỹ vọt lên con số 50 triệu, trong khi đó, tài sản của họ gần như bốc hơi hết sau cuộc đại suy thoái.
Giàu nhất thế giới có 50 triệu người nghèo
Báo cáo mới nhất vừa được Cục Thống kê dân số Mỹ đưa ra vào hôm thứ Tư (14/11). Theo đó, với công cụ thống kê mới, số lượng dân nghèo của Mỹ đã vọt lên mức 49,7 triệu người.
So với báo cáo chính thức của chính phủ vào hồi tháng 9 vừa qua, số lượng người nghèo Mỹ theo thống kê mới nhất tăng thêm vài triệu người. Như vậy, số dân sống dưới mức nghèo năm 2010 đã gần chạm tới con số 50 triệu tương đương với 16,1% tổng số dân, cao hơn nhiều so với 46,2 triệu (15%) theo ước tính trước đó của chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ì ạch thì có quá nhiều người Mỹ phải chấp nhận những công việc với mức lương bèo bọt trong khi vẫn phải vật lộn với các chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Ông Timothy Smeeding, chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực đói nghèo tại đại học Wisconsin-Madison cho rằng, chúng ta đang phải chứng kiến một tốc độ phục hồi quá chậm chạp. Nghèo đói vẫn gia tăng trong bộ phận những người lao động do đồng lương ngày càng ít ỏi. Trong khi đó công tác trợ cấp tại một số bang vẫn còn những hạn chế nhất định do khó khăn về tài chính.
Nghèo đói đang tấn công khoảng 15,1% người già nước Mỹ- những người 65 tuổi trở lên - cao gần gấp đôi so với ước tính 8,7% trước đó. Nguyên nhân của thực trạng này là chi phí y tế cao. Trong khi đó, 15,5% số người ở độ tuổi lao động phải sống dưới mức nghèo.
Tỷ lệ nghèo trong bộ phận người Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Á cũng tăng lên mức 28% và 16,9% cao hơn so với con số 25,4 % và 12,3% trong báo cáo của chính phủ hồi tháng 9 vừa qua.
Báo cáo mới nhất vừa được Cục Thống kê dân số Mỹ đưa ra vào hôm thứ Tư (14/11). Theo đó, với công cụ thống kê mới, số lượng dân nghèo của Mỹ đã vọt lên mức 49,7 triệu người.
So với báo cáo chính thức của chính phủ vào hồi tháng 9 vừa qua, số lượng người nghèo Mỹ theo thống kê mới nhất tăng thêm vài triệu người. Như vậy, số dân sống dưới mức nghèo năm 2010 đã gần chạm tới con số 50 triệu tương đương với 16,1% tổng số dân, cao hơn nhiều so với 46,2 triệu (15%) theo ước tính trước đó của chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ì ạch thì có quá nhiều người Mỹ phải chấp nhận những công việc với mức lương bèo bọt trong khi vẫn phải vật lộn với các chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Ông Timothy Smeeding, chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực đói nghèo tại đại học Wisconsin-Madison cho rằng, chúng ta đang phải chứng kiến một tốc độ phục hồi quá chậm chạp. Nghèo đói vẫn gia tăng trong bộ phận những người lao động do đồng lương ngày càng ít ỏi. Trong khi đó công tác trợ cấp tại một số bang vẫn còn những hạn chế nhất định do khó khăn về tài chính.
Nghèo đói đang tấn công khoảng 15,1% người già nước Mỹ- những người 65 tuổi trở lên - cao gần gấp đôi so với ước tính 8,7% trước đó. Nguyên nhân của thực trạng này là chi phí y tế cao. Trong khi đó, 15,5% số người ở độ tuổi lao động phải sống dưới mức nghèo.
Tỷ lệ nghèo trong bộ phận người Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Á cũng tăng lên mức 28% và 16,9% cao hơn so với con số 25,4 % và 12,3% trong báo cáo của chính phủ hồi tháng 9 vừa qua.
Mất hết tài sản vì suy thoái
Theo báo cáo mới đây tổ chức Pew Charitable Trusts, các gia đình nghèo khổ của nước Mỹ đã gần như mất hết tài sản trong suốt thời kỳ đại suy thoái. Điều này khiến cho họ càng trở nên chật vật với những lo toan bộn bề của cuộc sống.
Báo cáo chỉ ra rằng, người nghèo Mỹ đã mất đến 91% tổng tài sản sau cuộc đại suy thoái kinh tế. Mặc dù không thể so sánh với những tổn thất của giới giàu có hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu Mỹ, thế nhưng mất mát đến hơn 90% tài sản thì quả là một bi kịch quá lớn đối với dân nghèo. Bà Diana Elliott, nhà điều hành nghiên cứu của tổ chức Pew cho biết, tài sản ròng của những hộ gia đình nghèo đã giảm xuống chỉ còn 3.000 USD vào năm 2009 từ mức 32.000 USD năm 2007. Sự sụt giảm này có thể khiến cho những hộ gia đình vốn đã rất khó khăn lại càng chật vật hơn. Và đương nhiên Giấc mơ Mỹ của người dân Mỹ vì thế cũng khó lòng thực hiện. Những người này, tới đây sẽ phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn nhất để cải thiện cuộc sống sau những tổn thất quá lớn.
Việc mất mát tài sản trong thời kỳ đại suy thoái được cho là do giá nhà đất lao dốc. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình có quyền sở hữu nhà đất lại rất thấp, Bà Elliot cho biết. Điều này đặt ra những câu hỏi về mức độ an toàn của các loại tài sản mà người thu nhập thấp thường nắm giữ như tài khoản tiết kiệm và séc.
Nhà nghèo Mỹ phải chịu đựng những tổn thất nặng nề do suy thoái nhưng họ không phải là những người duy nhất lâm vào cảnh ngộ này. Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ, trong giai đoạn 2007- 2010, tổng tài sản của các gia đình Mỹ đã giảm tới 40%. Trong khi đó, người Mỹ gốc Tây Ban Nha cũng bị tổn thương nặng nề khi mất tới 2/3 tài sản.
Theo một báo cáo trên tờ These Times, vào năm năm 2009, cứ 3 gia đình lao động thì có hơn 1 gia đình thu nhập thấp hơn 200% so với mức nghèo.
Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi cuộc đại suy thoái đã khiến cho nhiều dân nghèo nước Mỹ bị mất việc. Từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệ phụ nữ tại các khu vực "rất nghèo" bị thất nghiệp cao gấp đôi so với khu vực nghèo. Cũng trong giai đoạn này 20% nam giới thu nhập thấp bị mất việc so với mức 8% tại các khu vực có thu nhập khá hơn.
Theo báo cáo mới đây tổ chức Pew Charitable Trusts, các gia đình nghèo khổ của nước Mỹ đã gần như mất hết tài sản trong suốt thời kỳ đại suy thoái. Điều này khiến cho họ càng trở nên chật vật với những lo toan bộn bề của cuộc sống.
Báo cáo chỉ ra rằng, người nghèo Mỹ đã mất đến 91% tổng tài sản sau cuộc đại suy thoái kinh tế. Mặc dù không thể so sánh với những tổn thất của giới giàu có hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu Mỹ, thế nhưng mất mát đến hơn 90% tài sản thì quả là một bi kịch quá lớn đối với dân nghèo. Bà Diana Elliott, nhà điều hành nghiên cứu của tổ chức Pew cho biết, tài sản ròng của những hộ gia đình nghèo đã giảm xuống chỉ còn 3.000 USD vào năm 2009 từ mức 32.000 USD năm 2007. Sự sụt giảm này có thể khiến cho những hộ gia đình vốn đã rất khó khăn lại càng chật vật hơn. Và đương nhiên Giấc mơ Mỹ của người dân Mỹ vì thế cũng khó lòng thực hiện. Những người này, tới đây sẽ phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn nhất để cải thiện cuộc sống sau những tổn thất quá lớn.
Việc mất mát tài sản trong thời kỳ đại suy thoái được cho là do giá nhà đất lao dốc. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình có quyền sở hữu nhà đất lại rất thấp, Bà Elliot cho biết. Điều này đặt ra những câu hỏi về mức độ an toàn của các loại tài sản mà người thu nhập thấp thường nắm giữ như tài khoản tiết kiệm và séc.
Nhà nghèo Mỹ phải chịu đựng những tổn thất nặng nề do suy thoái nhưng họ không phải là những người duy nhất lâm vào cảnh ngộ này. Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ, trong giai đoạn 2007- 2010, tổng tài sản của các gia đình Mỹ đã giảm tới 40%. Trong khi đó, người Mỹ gốc Tây Ban Nha cũng bị tổn thương nặng nề khi mất tới 2/3 tài sản.
Theo một báo cáo trên tờ These Times, vào năm năm 2009, cứ 3 gia đình lao động thì có hơn 1 gia đình thu nhập thấp hơn 200% so với mức nghèo.
Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi cuộc đại suy thoái đã khiến cho nhiều dân nghèo nước Mỹ bị mất việc. Từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệ phụ nữ tại các khu vực "rất nghèo" bị thất nghiệp cao gấp đôi so với khu vực nghèo. Cũng trong giai đoạn này 20% nam giới thu nhập thấp bị mất việc so với mức 8% tại các khu vực có thu nhập khá hơn.
Theo HungNinh
VEF/Huffingtonpost