1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

4 năm ghi dấu của dịch vụ chia sẻ xe tại Việt Nam

(Dân trí) - Không chỉ góp phần thay đổi thói quen di chuyển của người đô thị và mở ra cánh cửa việc làm cho hàng chục nghìn người, dịch vụ chia sẻ xe chính là ví dụ rõ ràng nhất để ai cũng hiểu về khái niệm kinh tế chia sẻ ở Việt Nam suốt 4 năm qua.

Hơn 4 năm trước, Kim Thanh còn nghe trên bản tin truyền hình về một ứng dụng giúp người lái xe trên đường kết nối người có nhu cầu đi nhờ và nhận được một ít thù lao. Kinh tế chia sẻ - khái niệm được nhắc đến trong bản tin ấy, để giải thích cho xu hướng này dường như là một điều gì đó rất vĩ mô với cô.

Bản tin trôi đi nhanh chóng như vô vàn thông tin khác đổ đầy trên phương tiện truyền thông mỗi ngày và guồng quay cuộc sống xung quanh cô gái trẻ. 22 tuổi, độc thân và nhận một công việc đầu tay sau khi ra trường ở Sài Gòn, Kim Thanh cũng không ngờ sẽ chia tay êm đềm với chiếc Honda Wave S gắn bó thời đại học, được mang lên từ quê nhà.

Cùng nhau hưởng lợi từ thói quen… “đi Grab”

Đó là khoảng tháng 2/2014, khi Grab xuất hiện tại Việt Nam. Thực tế, Grab không phải là dịch vụ chia sẻ xe đầu tiên xuất hiện, mà là EasyTaxi. Tuy nhiên, công ty Brazil này đến và đi “như một cơn gió”, khi kinh tế chia sẻ còn quá xa lạ và nhiều lý do khác mà những người trong cuộc mới biết. Và như một xu thế tất yếu theo thế giới, Uber chính thức chào sân cũng tháng 6 năm đó.

4 năm ghi dấu của dịch vụ chia sẻ xe tại Việt Nam - 1

Những ngày đầu, Kim Thanh dùng Grab rồi cả Uber vì lý do đơn giản là khuyến mại “khủng”. Nhưng như hàng triệu hành khách thân thiết sau đó của các dịch vụ chia sẻ xe, cô gái trẻ yêu thích tính thuận tiện, nhanh chóng và cũng chẳng mấy tốn kém hơn nếu so với việc tự chi chuyển bằng xe riêng.

“Lúc đầu cũng có đồng nghiệp bảo tôi chơi sang nhưng đó là vì họ chưa rõ các dịch vụ có giá hợp lý nếu so với taxi hay xe ôm truyền thống. Còn so với việc tự đi xe máy, tôi cũng thấy không quá tốn kém, nếu mình quy đổi cặn kẽ thời gian, công sức dành cho xe ngoài các khoản tiền xăng, bãi gửi, sửa chữa…”, Thanh nói và bảo rằng “đi Grab” trở thành từ chỉ phương thức di chuyển chứ không phải một thương hiệu đơn thuần. Grab làm được điều mà hiếm công ty làm được ở Việt Nam, như cách người ta gọi xe “Honda” một thời để mặc định là xe máy.

Đặng Thắng, một người dân khác sống tại TP.HCM cũng từng quen gọi “đi Uber” và nay là “đi Grab” khi bất kỳ ai hỏi anh đến điểm hẹn bằng cách nào. Khác với Kim Thanh, Thắng chưa từng mua xe máy kể từ ngày chuyển vào thành phố này. Anh yêu thích công nghệ, hiểu về kinh tế chia sẻ cũng cặn kẽ hơn Thanh và thấy mình nên hưởng lợi từ nó.

4 năm ghi dấu của dịch vụ chia sẻ xe tại Việt Nam - 2

“Không phải ai cũng nhận ra nhờ công nghệ mà sự an toàn cho hành khách được đảm bảo hơn nhiều. Trước đó sẽ không có công nghệ nào hỗ trợ hành khách để có thể chia sẻ chuyến đi với những người thân của họ. Cũng không có nút SOS để gọi giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp. Hành khách leo lên xe mà không hề biết tên tuổi, danh tính tài xế, đặc biệt là xe ôm…”, Thắng hào hứng phân tích.

Gần đây, khi được hỏi dịch vụ chia sẻ xe đã thay đổi cuộc sống người Việt Nam thế nào, ông Jerry Lim - Giám Đốc Grab Việt Nam đưa ví dụ về hiệu quả của những chuyến xe hợp đồng điện tử GrabCar. Hiệu suất vận hành của GrabCar luôn đạt tỷ lệ khoảng hơn 75%, tức là xe chạy trên đường hơn 7 tiếng đồng hồ thì sẽ có khách ở trong xe. Grab cũng góp phần giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển khi giảm thiểu 51% so với các hình thức di chuyển khác như xe ôm truyền thống hay taxi truyền thống thông thường.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen đi lại của hàng triệu người dân đô thị thì những dịch vụ chia sẻ xe như Grab cũng đã mang đến hàng trăm nghìn cơ hội việc làm cho người dân tại đây. “Các đối tác tài xế của Grab có thu nhập cao hơn 25% so với thu nhập trung bình của toàn quốc và hiện nay, Grab có hơn 175.000 đối tác tài xế đang tham gia vận hành”, ông Jerry Lim nói.

4 năm ghi dấu của dịch vụ chia sẻ xe tại Việt Nam - 3

Anh Nguyễn Thế Cảnh (Hà Nội) là một trong số các đối tác tài xế GrabCar. Ba năm trước, anh có một cửa hàng máy tính với thu nhập tốt. Tuy nhiên, việc kinh doanh dần khó khăn, nhiều khách hàng không có khả năng thanh toán nên dẫn đến phá sản. Đóng cửa hàng, anh Cảnh quyết định trở thành đối tác tài xế GrabCar để bước ra phố kiếm tiền. Anh cho biết hàng tháng, khi đã trừ đi các khoản phí khác, thu nhập của anh dao động khoảng từ 20-30 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với công việc kinh doanh trước đó.

“Đối với anh em tài xế như tụi anh thì thứ nhất là có công ăn việc làm, tiện lợi hơn là không phải ra bến xe để chờ bắt khách. Cước cho mỗi cuốc xe cũng minh bạch, rõ ràng hơn, khách không cần phải kì kèo gì về giá cả với tài xế. Chính sự rõ ràng về chi phí cũng như biết được thông tin của tài xế nên giữa khách hàng và tài xế càng có niềm tin ở nhau hơn”, anh chia sẻ.

Tham gia dịch vụ chia sẻ xe ngoài giờ hành chính, anh Nguyễn Văn Hoàng – đối tác tài xế GrabCar tại TP.HCM chưa bao giờ phải chạy vòng quanh các con đường, chờ bên ngoài các khách sạn, bến đỗ taxi... để tìm khách. Nếu phải như thế, có lẽ anh cũng không muốn kiếm thêm. “Hiện tại tôi vẫn làm công việc văn phòng, chỉ chạy Grab như part-time thôi. Đối với cả hai nguồn thu nhập này tôi đều rất hài lòng”, anh nói mỗi tháng kiếm thêm được 10 triệu đồng.

4 năm ghi dấu của dịch vụ chia sẻ xe tại Việt Nam - 4

4 năm mang “kinh tế chia sẻ” đến gần người Việt

Từ ngày “kinh tế chia sẻ” còn được nhắc đến như chuyện ở xa trên bản tin truyền hình chỉ 4 năm trước, đến nay, diện mạo của nó dần trở nên rõ ràng với người Việt nhờ “công lao” không nhỏ từ ví dụ tiên phong, sống động và rộng khắp nhất của dịch vụ chia sẻ xe.

Mặc dù chưa có một nghiên cứu đủ phổ quát về hiệu quả mà dịch vụ chia sẻ xe mang lại cho nền kinh tế, nhưng với những gì mà Grab mang đến cho cả người tiêu dùng và đối tác của mình tại Việt Nam, thì cũng đã khá đủ để chúng ta hình dung về tác động tích cực mà mô hình kinh tế chia sẻ mang đến.

Trong đó, hiệu suất di chuyển - thành tố quan trọng cho nền kinh tế vốn tốn hao quá nhiều cho khâu logistics như Việt Nam – đang được cải thiện. Số liệu thống kê từ tháng 3 - 7/2018 của Grab cho biết, trung bình khách hàng hiện nay có thể bắt đầu chuyến đi Grab trong vòng 2,5 phút, thời gian chờ xe đã giảm 5% đối với khách hàng đặt GrabBike và giảm 9% đối với GrabCar. Hiệu suất sử dụng phương tiện giao thông tại Việt Nam tăng 11% đối với tất cả các tài xế Grab, điều này có nghĩa là giảm tỷ lệ xe trống hơn trên đường, tăng tỉ lệ đặt xe và ít ùn tắc hơn.

4 năm ghi dấu của dịch vụ chia sẻ xe tại Việt Nam - 5

Ngoài việc mang đến các giải pháp hữu ích trong câu chuyện đi lại, Grab còn cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu khác trong đời sống hàng ngày mà điển hình là vận chuyển hàng hoá và giao nhận thức ăn. Mới đây nhất, công ty công nghệ cũng đã ra mắt phương thức thanh toán mới, qua đó có thể cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi trên cùng một ứng dụng và hướng người dùng tại Việt Nam đến những lợi ích mà phương thức thanh toán không tiền mặt mang đến.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, cuộc cách mạng công nghệ số đã mang đến nhiều loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và tạo điều kiện cho ngày càng nhiều người tiêu dùng tận hưởng lợi ích thông qua những nền tảng công nghệ hiện đại. Đạt được điều này tại Việt Nam, có thể nói phần lớn là nhờ những tác động tích cực của mô hình kinh tế chia sẻ mang lại. Trong đó, một lần nữa lại không thể không kể đến những đóng góp to lớn mà Grab đã mang đến cho người dân tại đây.

P. Anh