300 người tỷ phú trong nhóm siêu giàu Việt Nam

Dường như là nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng được dự báo đứng đầu thế giới trong 10 năm tới.

Điểm mặt danh sách siêu giàu

 

Chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người.

 

Điểm những tên tuổi trên các sàn chứng khoán chỉ có khoảng 20 người đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu có giá trị từ 600 tỷ đồng tương đương với khoảng 30 triệu USD  đạt ngưỡng lọt vào hạng siêu giàu.

 

Như vậy, so với gần 200 người siêu giàu được nói đến gần đây, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đên 90%. Tổng giá trị tài sản cũng cao gấp nhiều lần so với con số tỷ USD của những ông chủ đã lên sàn hiện tại.

 

Nhiều người không biết ngoài những cái tên đình đám trên sàn chứng khoán như tỷ phú USD đầu tiên Phạm Nhật Vượng, ông trùm BĐS-cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), 2 đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng-BĐS-bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân-chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), ông vua cá tra Dương Ngọc Minh (HVG), ông lớn công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC)... và vợ con, còn có những ai thuộc tốp siêu giàu.

 

Hàng loạt đại gia lọt vào danh sách siêu giàu
Hàng loạt đại gia lọt vào danh sách siêu giàu

 

Điểm những gương mặt nổi lên nhanh chóng trong một vài năm gần đây có thể thấy, siêu giàu còn gồm nhóm các đại gia trở về từ Đông Âu như Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), Ngô Chí Dũng  (VPBank) ...

 

Các đại gia còn được truyền tai với những cái tên như Bà Nguyễn Thị Nga (BRG, SeABank), ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (IPP), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát), ông Huỳnh Uy Dũng (Sóng Thần), ông Đỗ Minh Phú (DOJI), ông Võ Quốc Thắng (DTG), CEO của Nam Cường, ông Đoàn Quốc Việt (BIM Group), ông Trầm Bê (STB), ông Vũ Quang Hội  (Bitexco), Lê Văn Kiểm (Long Thành), Lê Thanh Thản (Lai Châu)...

 

Nhìn vào tốc độ tăng gia tăng số lượng người giàu ở Việt Nam, nhiều người giật mình vì sự lấn lướt các nước khác. Tuy nhiên, xét về số lượng, con số 2-3 trăm người siêu giàu là khá khiêm tốn, so với con số cả chục nghìn ở Nhật Bản, Trung Quốc, hay hàng nghìn của đất nước nhỏ bé Singapore, hoặc chỉ bằng 30-40% của những nước gần tương đương "cùng chiếu" như Pakistan, Philippines, Thái Lan, Malaysia...

 

Điểm đáng chú ý là trong bối cảnh khủng hoảng, số lượng người siêu giàu Việt cùng một vài nước trong khu vực lại đang tăng lên nhanh chóng, trái ngược với sự sụt giảm ở nhiều nền kinh tế lớn hoặc mới nổi trên thế giới.

 

Nhiều người giàu hơn là tất yếu

 

Đến nay, hiều doanh nhân không muốn thể hiện sự giàu có của mình. Không ít doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực mình hoạt động và có thể rất giàu có nhưng mỗi khi được nhắc tên rộng rãi đều không muốn. Có rất nhiều lý do khiến họ không muốn được nhắc đến để được yên ổn làm ăn.

 

Thực tế, những tai họa còn nóng hổi gần đây đổ sập lên đầu một số doanh nhân nổi tiếng cũng có thể phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của những người trong cuộc. Nhiều người lo ngại làm ăn kinh doanh lớn thể nào chả có chuyện nên càng nổi, họ càng dễ bị "soi".

 

Tuy nhiên, một xu hướng không thể thay đổi là nền kinh tế sẽ ngày càng minh bạch hơn. Số lượng DN lên sàn đang ngày một tăng lên bất chấp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và trong một thời gian dài TTCK trầm lắng. Đi cùng với quá trình này, số lượng người giàu chắc chắn sẽ tăng lên nhanh chóng do tài sản được công khai. Tên tuổi của những "siêu giàu" mới sẽ được công nhận.

 

Gần đây, giới đầu tư chứng kiến nhiều DN lớn lên sàn như BIDV, Phân lân Ninh Bình... Rất nhiều DN dự kiến sẽ niêm yết trong năm 2014 và các năm sắp tới. Quá trình cổ phần hóa gắn với niêm yết cũng đang được thúc đẩy với hàng loạt tên tuổi lớn như: Vinatex, Viglacera, Vietnam Airlines, Viwaseen, Hancorp, Cienco 5, Vinamotor, Vinawaco, DN con của Tập đoàn Hóa chất, Dầu khí... cũng có thể sẽ mang lại những người giàu có mới bởi không ít các đại gia nhiều tiền có thể rót tiền vào một số DN tiềm năng.

 

Đặc biệt, trên thị trường, còn rất nhiều ngân hàng (NH) chưa lên sàn. Có rất nhiều đại gia đang chi phối tại các NH này và họ sẽ lọt tốp những người siêu giàu khi tài sản được minh bạch hoàn toàn.

 

Mới đây, cơ quan quản lts đã có những yêu cầu về quá trình tái cơ cấu NH, giải quyết sở hữu chéo trong lĩnh vực này. Trong đó, yêu cầu các NHCP lên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, quy định mới cũng yêu cầu các DN ngoài sàn phải công bố thông tin. Các DN có quy mô từ 120 tỷ đồng trở lên phải thực hiện các yêu cầu công bố thông tin giống như DN niêm yết.

 

Khi một nền kinh tế minh bạch hơn, một đất nước minh bạch hơn, tài sản của quốc gia cũng như của các gia đình, các cá nhân sẽ được nhận biết rõ ràng hơn. Dòng tiền chảy như thế nào, tiền sinh ra tiền như thế nào cũng như các đại gia giàu như thế nào, kiếm tiền bằng những cách như thế nào sẽ rõ ràng hơn. Số lượng người giàu có lẽ sẽ tăng lên ở tốc độ nhanh hơn so với các nước khác.

 

Theo Mạnh Hà

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước