1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007

(Dân trí) - Tạp chí Fortune của Mỹ vừa công bố danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007, với các thứ hạng dẫn đầu hầu như không thay đổi so với năm 2006. Đứng đầu vẫn là tập đoàn bán lẻ Wal-Mart.

Dưới đây là chủ nhân của 10 vị trí dẫn đầu danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 do Fortune tổng hợp theo tổng doanh thu:

 

1. Wal-Mart Stores

 

Thứ hạng năm 2006: 1
Giám đốc điều hành (CEO): H. Lee Scott (con)
Tổng số nhân viên: 2.055.000 người
Quốc tịch: Mỹ

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 1
 

Nỗ lực của tập đoàn bán lẻ hùng mạnh này trong năm 2007 là các chính sách thân thiện hơn với người lao động và môi trường sống. Nhờ đó, Wal-Mart vẫn đứng vững ở vị trí doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

 

2. Exxon Mobil

 

Thứ hạng năm 2006: 2
CEO: Rex W. Tillerson
Tổng số nhân viên: 107.100 người
Quốc tịch: Mỹ

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 2
 

Cuối tháng 3/2007, Exxon Mobil đã ký một dự án trị giá 5 tỷ USD với Saudi Aramco và Sinopec để mở rộng hoạt động tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Dù vậy, 2007 cũng không phải là một năm “xuôi chèo mát mái” của Exxon Mobil, khi doanh thu đạt mức kỷ lục 40,6 tỷ USD nhưng lợi nhuận chỉ tăng khiêm tốn 2,8% so với năm 2006.

 

3. Royal Dutch Shell

 

Thứ hạng năm 2006: 3
CEO: Jeroen van der Veer
Tổng số nhân viên: 104.000 người
Quốc tịch: Hà Lan

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 3
 

Trước cuộc khủng hoảng năng lượng, Royal Dutch Shell đã có những “nước cờ” khá khôn ngoan để đảm bảo tương lai cho chính mình, trong đó có hai dự án lớn là mua lại 22% cổ phần Shell Canada nhằm tăng sự kiểm soát với các mỏ dầu ở Alberta; và đẩy mạnh dự án nhà máy sản xuất khí gas hoá lỏng với Pearl GTL ở Qatar.

4. BP

 

Thứ hạng năm 2006: 4
CEO: Anthony B. Hayward
Tổng số nhân viên: 97.600 người
Quốc tịch: Anh

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 4

2007 là một năm khá mệt mỏi và ầm ĩ của tập đoàn dầu khí BP, khi họ phải nỗ lực đánh bóng lại tên tuổi sau vụ nhà máy lọc dầu Whiting bị Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cáo buộc vi phạm các quy định về môi trường, hàng loạt vụ cháy tại các giếng dầu ở Alaska, và phải chứng kiến sự ra đi của Giám đốc điều hành John Browne.

5.
Toyota Motor

 

Thứ hạng năm 2006: 6
CEO: Fujio Cho
Tổng số nhân viên: 316.121 người
Quốc tịch: Nhật Bản

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 5


Với thế mạnh tiên phong trong công nghệ hybrid xăng-điện, năm 2007, Toyota đã đẩy lùi nhiều đối thủ Mỹ để giữ vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng của Fortune, và cũng là vị trí cao nhất của một doanh nghiệp trong ngành chế tạo ô tô.

6. Chevron

 

Thứ hạng năm 2006: 7
CEO: David J. O'Reilly
Tổng số nhân viên: 65.035 người

Quốc tịch: Mỹ

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 6
  

Đây là tập đoàn khai thác dầu mỏ hàng đầu thế giới. Năm 2007, trong một nỗ lực đánh bóng hình ảnh, Chevron đã triển khai chiến dịch quảng cáo toàn cầu lớn nhất từ trước tới nay, mang tên “Sức mạnh của năng lượng từ con người” (“The Power of Human Energy”), nhằm chứng minh rằng tập đoàn thực sự quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu. Với doanh thu 18,7 tỷ USD trong năm 2007, đây là năm thứ 4 liên tiếp Chevron đạt doanh thu kỷ lục.

 

7. ING Group

 

Thứ hạng năm 2006: 13
CEO: Michel Tilmant
Tổng số nhân viên: 120.282 người
Quốc tịch: Hà Lan

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 7
 

Đây là tập đoàn tài chính duy nhất có tên trong Top 10 năm 2007 của Fortune, giữa “cơn bão” trên thị trường tài chính toàn cầu. Năm 2007, lợi nhuận của ING đã tăng 31% so với năm 2006. Điều này có được một phần nhờ sự nhạy bén trong chiến lược kinh doanh của ING: bán bớt nhiều hoạt động không phải là thế mạnh chính và tập trung vào việc xây dựng thương hiệu toàn cầu.

8. Total

 

Thứ hạng năm 2006: 10
CEO: Christophe de Margerie
Tổng số nhân viên: 96.442 người

Quốc tịch: Pháp

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 8
 

2007 là một năm làm ăn phát đạt của tập đoàn dầu khí Pháp này, với hoạt động mới mở tại châu Phi giúp tăng sản lượng của Total thêm 5%, từ đó dẫn đến lợi nhuận tăng 22,2%.

9. General Motors (GM)

 

Thứ hạng năm 2006: 5
CEO: G. Richard Wagoner (con)
Tổng số nhân viên: 266.000 người
Quốc tịch: Mỹ

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 9
  

2007 là một năm khó khăn của GM, với khoản lỗ gần 39 tỷ USD và thị phần tiếp tục bị rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản: Toyota và Honda.

 

Tuy nhiên, với sự đa dạng của thương hiệu, GM cũng có được một số bước tiến quan trọng, như trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Trung Quốc đạt doanh số 1 triệu xe, và doanh số tăng 74% tại Ấn Độ.

 

10. ConocoPhillips

 

Thứ hạng năm 2006: 9
CEO: James J. Mulva
Tổng số nhân viên: 32.600 người
Quốc tịch: Mỹ

 

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2007 - 10
 

Với ConocoPhillips, rớt một hạng so với năm 2006 trong danh sách của Fortune có lẽ không tệ bằng việc lợi nhuận bị giảm sút tới 23,5%. Tập đoàn này đã phải chi khoảng 5,4 tỷ USD để thanh toán nợ nần sau vụ mua lại Burlington Resources vào năm 2006.

Lĩnh vực chính của ConocoPhillips vẫn là dầu khí, nhưng đang mở rộng hợp tác với Tyson Foods để khai thác thị trường nhiên liệu sinh học.

 

Đặng Lê

Theo Fortune

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm