1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Xem phim hình sự không giúp bạn trở thành một tên tội phạm giỏi hơn

(Dân trí) - Các bộ phim hình sự thường thu hút được rất nhiều sự chú ý của khán giả do các tình tiết và diễn biến hấp dẫn, nhưng những gì chúng ta thấy trên màn ảnh chỉ đúng một phần nào đó so với thực tế.

Xem phim hình sự không giúp bạn trở thành một tên tội phạm giỏi hơn - 1

Thường xuyên theo dõi “CSI: Đội điều tra hiện trường” sẽ không thể khiến bạn trở thành một tên tội phạm giỏi hơn, dù bạn có say mê bộ phim này đến mức nào.

Trong một trong những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này, một đội ngũ các nhà tâm lý học đến từ Đại học Johannes Gutenberg, Đức đã thử nghiệm “hiệu ứng CSI”. Đó là niềm tin rằng xem phim truyền hình hình sự, cả viễn tưởng và dựa trên những sự kiện có thật, sẽ cho mọi người biết cách thoát tội dễ hơn.

Viện Tư pháp Quốc gia cho biết, cùng với hiệu ứng này, nhiều luật sư, thẩm phán, và phóng viên cũng khẳng định rằng việc theo dõi những chương trình tivi hình sự có thể khiến một số bồi thẩm viên tha bổng những bị cáo có tội một cách sai lầm khi chứng cứ không đáp ứng được các tiêu chuẩn như trên truyền hình của họ.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý học không tìm thấy bằng chứng nào về mối tương quan giữa việc xem các chương trình truyền hình khoa học pháp y và bằng chứng ngoại phạm để không bị kết tội. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí quốc tế về Luật, Tội phạm và Công bằng.

Nhà nghiên cứu chính, giáo sư Heiko Hecht và các đồng sự đã tiến hành bốn nghiên cứu riêng biệt để kiểm chứng xem những kẻ phạm tội có thể tìm hiểu về những bằng chứng pháp y qua các chương trình này nhiều đến mức nào.


Trong thí nghiệm hiệu ứng CSI, các nhà nghiên cứu đã tiến hành bốn nghiên cứu riêng biệt, gồm một hiện trường án mạng giả sẽ được các đối tượng “thu dọn” – Andreas Baranowski.

Trong thí nghiệm hiệu ứng CSI, các nhà nghiên cứu đã tiến hành bốn nghiên cứu riêng biệt, gồm một hiện trường án mạng giả sẽ được các đối tượng “thu dọn” – Andreas Baranowski.

Đầu tiên, họ phân tích số liệu thống kê phạm tội từ Cục điều tra Liên bang FBI và cơ quan tương đương bên Đức. Họ thực hiện bằng cách so sánh tỷ lệ phạm tội và tỷ lệ phát hiện sự thật từ trước và sau sự phát sóng của loạt phim CSI. Các nhà nghiên cứu sau đó đã hỏi ý kiến của 24 tù nhân đang thi hành án về chương trình truyền hình hình sự và họ nghĩ những chương trình như vậy có thể giúp họ che giấu tội ác hay không.

Để kiểm chứng xem liệu những khán giả của các chương trình hình sự có được trang bị kiến thức tốt hơn để che giấu dấu vết của một vụ phạm tội giả hay không, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người hâm hộ của loạt phim hình sự, cũng như một nhóm những người không xem, theo giả thuyết “vào vai một kẻ tội phạm bằng cách diễn việc thu dọn hiện trường một vụ án mạng”.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một hiện trường án mạng giả thật sự ở một ngôi nhà được dựng làm đạo cụ, yêu cầu 120 đối tượng dọn sạch hiện trường. Những người muốn trở thành sát nhân đã chứng minh rằng họ không phải người có đầu óc của kẻ phạm tội. Không có thí nghiệm nào trong số này đưa ra được bằng chứng chứng minh cho hiệu ứng CSI.

Điều họ phát hiện ra là kiểu người nào sẽ làm tội phạm giỏi nhất. Nghiên cứu cho thấy những người đàn ông trẻ hơn, học thức cao làm việc trong các ngành kĩ thuật có vẻ như có những lợi thế rõ ràng trong việc che giấu các hoạt động phi pháp.

Baranowski cho biết: “Chúng tôi hiện giờ có thể làm rõ một vài bí ẩn đã lưu truyền trong giới truyền thông và những ấn phẩm khác trong vòng 20 năm qua vì chúng tôi có thể khẳng định khá chắc chắn rằng những người xem CSI không hề giỏi xóa dấu vết hơn những người khác”.

Điều mà các nhà nghiên cứu không tính đến là tác động của hiệu ứng CSI lên bồi thẩm đoàn. Tất cả chúng ta đều nhận thấy điều đó: Một bằng chứng quyết định sẽ chứng minh dứt khoát rằng mọi chuyện hoàn toàn hợp lí.

Các tác giả lưu ý rằng một vài luật sư “lo lắng rằng các bồi thẩm viên không còn mong chờ công tố viên chứng minh một tội ác dựa trên những nghi ngờ hợp lí nữa, mà trông chờ luật sư bào chữa chứng minh sự vô tội của bị cáo”.

Nghiên cứu này cũng không tính đến nhân tố “nguồn cảm hứng”, như một người đàn ông bị kết tội giết bạn gái mình, được cho là có động cơ từ một tập phim “Breaking Bad”.

Lộc Ninh (Theo IFLScience)