Vi khuẩn đông lạnh cổ đại dưới lớp băng Alaska có thể giúp săn lùng sự sống ngoài hành tinh
(Dân trí) - DNA của các mẫu nước muối đặc biệt được tìm thấy ở Alaska có chứa các dạng sống được cho là tương tự như vi khuẩn được phát hiện trong băng biển và trong nước mặn băng hà.
Sâu bên dưới lãnh nguyên Alaska băng giá, các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington đã phát hiện ra vô số vi khuẩn và các sinh vật sống đã tồn tại tới 50.000 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, nước mặn đến nỗi chất lỏng không bị đóng băng ngay cả dưới nhiệt độ thấp, đã xuất hiện từ ít nhất là kỷ Băng hà.
Môi trường đặc biệt hoang sơ đã mang đến sự sống cho sinh vật siêu nhỏ cổ đại phát triển mạnh trong những điều kiện tưởng chừng không thể sống được
Theo một thông cáo báo chí từ các nhà nghiên cứu, sinh vật phổ biến nhất được tìm thấy được gọi là "Marinobacteria". Các nhà nghiên cứu cũng đã "giật mình" bởi số lượng vi khuẩn dày đặc tồn tại.
Các chuyên gia hiện không hoàn toàn biết chắc chắn làm thế nào các sinh vật nhỏ bé này hình thành. Một số nhà khoa học tuyên bố rằng, chúng có thể xuất hiện khi các đầm phá ven biển trước đây bị bỏ lại khi đại dương rút trong thời kỳ băng hà cuối cùng.
Đáy biển tiêu tan sau đó có khả năng được thay thế bằng băng vĩnh cửu, cô lập địa chất nước và cư dân của nó dưới một lớp đất đóng băng trong 50.000 năm.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Washington đã thực hiện một cách tiếp cận mới để tiếp cận các vi khuẩn bằng cách xác định các túi dưới bề mặt nơi trầm tích gặp nước mặn.
Quá trình phát hiện ra các sinh vật này được các nhà nghiên cứu mô tả là "rất phấn khích", vì các nhà nghiên cứu phải trèo xuống một cái thang cao gần 4m từ bề mặt và cẩn thận di chuyển dọc theo một đường hầm băng giá bên dưới lớp băng.
Các túi sương giá vĩnh viễn và nhiệt độ dưới 0 độ C cho phép các vi sinh vật phát triển mạnh khiến chúng trở nên hoàn hảo với các điều kiện trên các hành tinh khác.
"Đại dương nguyên thủy" từng tồn tại trên sao Hỏa theo các nhà nghiên cứu có khả năng đã rút xuống theo cách tương tự như đại dương trên Trái Đất, điều đó có nghĩa là vi khuẩn cũng bị mắc kẹt dưới bề mặt sao Hỏa.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu hải dương học từ Đại học Washington, Zachary Cooper, cho biết: "Không thể hy vọng sự sống có thể kéo dài hàng tỷ năm trong phần dưới đáy sao Hỏa”.
Các nhà khoa học hiện đang quan tâm đến các vi khuẩn vì khả năng phát triển mạnh của chúng có thể cho chúng ta một cái nhìn “thoáng qua” về sự sống ngoài Trái Đất có thể hoạt động như thế nào.
Khôi Nguyên
Theo Sputnik