Vật chất tối không tương tác với nhau

(Dân trí) - Những quan sát từ kính thiên văn khổng lồ Atacama Large Millimeter Array cho thấy các vật chất tối không tách khỏi các ngôi sao khi các thiên hà va chạm theo như kết luận của nghiên cứu trước đó.

Vật chất tối không tương tác với nhau - 1

Vật chất tối vẫn là phần tử “nhút nhát” nhất trong vật lý. Những quan sát mới cho thấy vật chất tối ở cụm thiên hà Abell 3827 đều cự tuyệt làm lơ tất cả các loại vật chất khác – bao gồm cả chính vạt chất tối, theo báo cáo của các phi hành gia vào ngày 6 tháng Tư tại Tuần lễ Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ châu Âu tổ chức ở Liverpool, Anh.

Nghiên cứu này, cũng đăng trực tuyến trên trang arXiv.org, phủ nhận phát hiện trước đó rằng các ngôi sao tách biệt khỏi vật chất tối của chúng ở Abell 3827, một cụm gồm bốn thiên hà va chạm cách Trái Đất khoảng 1,3 tỉ năm ánh sáng. Lúc đó, nhà vũ trụ học Richard Massey và các đồng nghiệp cho rằng vật chất tối có lẽ bị tụt lại phía sau thiên hà của nó vì nó tương tác với cụm vật chất tối khác – điều mà vật chất tối không hay làm, theo lí thuyết tiêu chuẩn. Vật chất tối, chiếm hầu hết khối lượng vũ trụ, được biết đến chỉ tương tác với vật chất hữu hình, thông thường qua trọng lực.

Nhưng các quan sát gần đây hơn bằng chiếc kính thiên văn khổng lồ Atacama Large Millimeter Array (ALMA) ở Chile chỉ ra rằng vật chất tối hành xử chính xác như chúng ta vẫn nghĩ.

Nhà vũ trụ học Massey, đến từ Đại học Durham ở Anh, cho hay: “Chúng tôi đã tìm kiếm lâu hơn và phát hiện vật chất tối đang ẩn nấp sau nơi nó nên ở. Nó như kiểu phải ‘nhận lỗi” ở một mức độ nào đó vậy”.


Quan sát các thiên hà tương tự ở các bước sóng hồng ngoại và milimét dài hơn bằng kính thiên văn Atacama Large Millimeter Array cho thấy vật chất tối (được đánh dấu bằng màu đỏ) bám vào các ngôi sao trong một cuộc va chạm thiên hà.

Quan sát các thiên hà tương tự ở các bước sóng hồng ngoại và milimét dài hơn bằng kính thiên văn Atacama Large Millimeter Array cho thấy vật chất tối (được đánh dấu bằng màu đỏ) bám vào các ngôi sao trong một cuộc va chạm thiên hà.

Theo Massey, có thể các cụm thiên hà khác sẽ để lộ những đám vật chất tối bị tụt lại. Đội của ông đã thiết kế một chiếc kính thiên văn treo dưới một quả khinh khí cầu gọi là SuperBIT, mà họ hi vọng dùng để kiểm tra hàng trăm cụm thiên hà để tìm vật chất tối có cách tác động khác lạ.

Massey cho biết: “Chúng ta chỉ mới biết một phần rất nhỏ về vật chất tối. Chúng tôi cứ cố tiến về phía trước, nhưng đáng tiếc thấy như mình trở lại vạch xuất phát”.

Lộc Ninh (Theo Science News)