1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Ung thư tiền liệt tuyến không cần mổ, chỉ cần “giám sát tích cực”

(Dân trí) - Đối với những người bị ung thư tiền liệt tuyến có khối u khu trú, nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp gọi là "giám sát tích cực” – chỉ cần xét nghiệm máu định kỳ sáu tháng, nếu khối u lan rộng thì mới điều trị. Số người đó có tỷ lệ sống sót tương tự như điều trị triệt để bằng phẫu thuật và xạ trị

Các chuyên gia nhấn mạnh các kết quả chỉ áp dụng với những người đàn ông có khối u khu trú - chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Nghiên cứu khẳng định: “nếu chỉ là để sống thêm mười năm thì bệnh nhân nên đi khám tích cực hơn là đổ xô đi điều trị bệnh".

Các nghiên cứu trong cả thập kỷ do các trường đại học Oxford và Bristol thực hiện đã chỉ ra rằng, những người bị ung thư tiền liệt tuyến khu trú có thể không phải điều trị để tránh các tác dụng phụ của nó.

Ung thư tiền liệt tuyến không cần mổ, chỉ cần “giám sát tích cực” - 1

Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới, cứ 8 người thì có 1 người mắc bệnh tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp gọi là "giám sát tích cực” - với các xét nghiệm máu định kỳ sáu tháng sau đó nếu bệnh lây lan thì mới điều trị - có tỷ lệ sống sót tương tự như điều trị triệt để.

Các chuyên gia nhấn mạnh các kết quả chỉ áp dụng với những người đàn ông có khối u khu trú - chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt.

Điều trị nhanh chóng cho các dạng lây lan là rất quan trọng và chậm trễ có thể gây tử vong: 11.300 người Anh chết mỗi năm vì căn bệnh này. Nhưng những người có những khối u phát triển chậm có thời gian để suy xét các ưu và nhược điểm của việc điều trị. Hầu hết, bệnh nhân biết họ bị ung thư tiền liệt tuyến qua một xét nghiệm máu có mức protein được gọi là kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) cao.

Nhiều người thậm chí không thấy có triệu chứng, nhưng hàng ngàn bệnh nhân lao vào điều trị mỗi năm. Nghiên cứu, được tài trợ bởi bộ phận nghiên cứu của Trung tâm Y tế Quốc gia, phát hiện 1% bệnh nhân tiền liệt tuyến giai đoạn đầu tử vong trong mười năm - cho dù họ có điều trị bằng cách nào.

Giáo sư Freddie Hamdy, tại Đại học Oxford, cho biết: “điều mà chúng tôi rút ra được từ nghiên cứu này là cho đến nay ung thư tiền liệt tuyến phát hiện bằng xét nghiệm máu PSA tăng lên rất chậm, và rất ít người chết vì nó khi theo dõi trong một khoảng thời gian mười năm - khoảng 1% - bất kể phương pháp điều trị có được chỉ định hay không. Con số này thấp hơn đáng kể so với dự tính khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu.

TÔI RẤT VUI VÌ ĐÃ KHÔNG PHẪU THUẬT

Mười năm trước, khi Robin Porter được chẩn đoán bị ung thư tiền liệt tuyến, ông đã ngay lập tức yêu cầu được phẫu thuật.

Bác sỹ tiết niệu của ông cho biết loại bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt và các mô xung quanh là lựa chọn tốt nhất, nhưng ông đã quyết định suy nghĩ thêm.

Một chuyên gia khác khuyên ông nên cân nhắc việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và ông già 70 tuổi này đã không bao giờ yêu cầu điều trị nữa.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta, khi nghe thấy từ ung thư, là muốn cắt ngay nó đi. Nhưng người ta khuyên tôi rằng vì bệnh của tôi mới ở giai đoạn tương đối sớm, nó sẽ hoàn toàn an toàn nếu tiếp tục giám sát tích cực. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh của tôi đang trở nên nguy hiểm, họ sẽ xử lý ngay".

Ông Porter, người sống với vợ Shirley ở Buckinghamshire, vẫn khỏe mạnh - đi xe đạp, trượt tuyết và chơi tennis. Ông nói: "Đó là một quyết định sáng suốt. Tôi không hề bị tác dụng phụ, nhưng tôi biết rằng bởi vì bệnh của tôi đang được theo dõi tôi sẽ có thể được điều trị nhanh chóng nếu nó lây lan".

"Tôi cho rằng nhược điểm của nó là bạn luôn có sự căng thẳng. Trừ khi bạn là một người đặc biệt, bạn sẽ luôn suy nghĩ liệu đây có phải là lúc họ sẽ nói, "Xin lỗi, ông phải phẫu thuật".

Khoảng 47.000 người một năm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở Anh, lên đến 30.000 người ở mức độ nhẹ và khu trú, chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt.

Khoảng 2/3 số người bị ung thư tiền liệt tuyến khu trú được điều trị bao gồm xạ trị, phẫu thuật hoặc cả hai. Nhưng nó có thể có tác dụng phụ như các vấn đề liệt dương, tiểu không tự chủ và ruột.

Cho đến nay, các bác sĩ băn khoăn về việc khuyên họ không nên điều trị - sợ rằng ung thư sau này sẽ lây lan nhanh chóng. Nhưng Giáo sư Jenny Donovan, đồng tác giả nghiên cứu, thuộc Đại học Bristol cho biết: "Nếu bị ung thư mà khối u khu trú trong tuyến tiền liệt, thì không được phép vội vàng đưa ra quyết định phẫu thuật".

Các nhà nghiên cứu phát hiện phẫu thuật hoặc xạ trị đã làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh - từ khoảng 20% đến 10%. Nhưng cách điều trị đó không làm cho người bệnh sống lâu hơn mười năm.

Hơn một thập kỷ, tỷ lệ sống có thể khác nhau - và họ đang mở rộng thử nghiệm để xem có chính xác như vậy.

Nhưng ngay cả khi tỷ lệ tử vong sau này thay đổi trong cuộc sống, các nhà nghiên cứu khuyên các bệnh nhân nên cân nhắc các tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Giáo sư Donovan cho biết: "Bệnh nhân và gia đình của họ nên quyết định xem cái gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của họ”.

Cuối những năm 1990, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm 82.429 nam giới độ tuổi 50-69 bị ung thư tiền liệt tuyến và đã công bố kết quả nghiên cứu của họ trên Tạp chí Y học New England.

Trong số này, 1.643 được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến khu trú. Họ được chia thành ba nhóm - một nhóm dùng biện pháp phẫu thuật, một nhóm xạ trị, và một được “giám sát tích cực". Một nửa trong số những người được theo dõi tích cực sau đó có dấu hiệu lan rộng của bệnh và đã được điều trị. Nhưng nửa khác tránh được điều trị hoàn toàn.

Bất kể điều trị bằng phương pháp nào thì 99% được cứu sống. Giáo sư Hamdy cho biết: "Hiện nay các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân nhiều thông tin tốt hơn nhiều so với trước".

Tiến sĩ Matthew Hobbs, từ Trung tâm điều trị ung thư tiền liệt tuyến của Anh cho biết những phát hiện này là “cực kỳ chính xác”.

Và Giáo sư Sir John Burn, của Đại học Newcastle, cho biết những phát hiện này là "thông tin quý giá cho những người phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn.

Trần Nhung (Theo Dailymails)