1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas khiến nở rộ tảo xanh phát sáng độc hại

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đã cho thấy việc tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas đang gây ra sự lây lan của các loài tảo xanh độc hại lớn đến mức chúng có thể nhìn thấy từ không gian.

Dựa trên hình ảnh của NASA, các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ đã tìm thấy sự nở rộ của loài sinh vật biển Noctiluca scintillans, được gọi là “tảo biển lấp lánh”, dọc theo bờ biển Ả Rập.

Noctiluca scintillans, một sinh vật phù du có kích thước milimet với khả năng phát triển mạnh ở vùng nước ven biển, tạo thành những xoáy và sợi màu xanh lá cây dày. Sinh vật lần đầu tiên xuất hiện 20 năm trước này đã sinh sôi nảy nở với tốc độ đáng báo động xung quanh Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác.

Tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas khiến nở rộ tảo xanh phát sáng độc hại - 1
Noctiluca lan rộng ở biển Ả Rập được nhìn từ không gian, ảnh hưởng đến bờ biển của các quốc gia bao gồm Ấn Độ và Pakistan

Nhưng Noctiluca xuất hiện hàng năm và kéo dài trong nhiều tháng làm hại các sinh vật phù du- một phần quan trọng trong chuỗi thức ăn của Biển Ả Rập.Điều này đe dọa sự phong phú của cá trong vùng biển và nghề cá của 150 triệu người.

Theo các nhà nghiên cứu, việc mất tuyết liên tục trên khu vực Himalaya-Tibbetan Plateu đang thúc đẩy sự mở rộng của Noctiluca làm cho bề mặt đại dương ấm hơn.

Hình ảnh vệ tinh của NASA cho thấy sự gia tăng của Noctiluca ở biển Arbian với các sông băng tan chảy và gió mùa mùa đông suy yếu.

"Đây có lẽ là một trong những thay đổi mạnh mẽ nhất mà chúng ta đã thấy có liên quan đến biến đổi khí hậu. Chúng ta đang thấy Noctiluca ở Đông Nam Á, ngoài khơi bờ biển Thái Lan và Việt Nam, và ở tận phía nam như Seychelles, và ở mọi nơi nó đến đều trở thành một vấn đề", ông Joaquim Goes từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia nói. 

Tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas khiến nở rộ tảo xanh phát sáng độc hại - 2
Noctiluca scintillans, một sinh vật có kích thước milimet vừa có thể thực hiện quang hợp và săn lùng các sinh vật khác để làm thức ăn

Noctiluca, xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1990, đe dọa chuỗi thức ăn vốn dễ bị tổn thương của Biển Ả Rập. Nó cũng gây hại cho chất lượng nước và gây ra nhiều vụ cá làm chết người.

Sử dụng các thí nghiệm, dữ liệu thực địa và hình ảnh vệ tinh của NASA, các nhà nghiên cứu có thể liên kết sự trỗi dậy của Noctiluca ở biển Ả Rập với các sông băng tan chảy và gió mùa mùa đông suy yếu.

Thông thường, gió mùa đông lạnh lẽo thổi từ dãy Himalayas làm mát bề mặt đại dương. Sau khi được làm mát, những vùng nước này chìm xuống và được thay thế bằng những vùng nước giàu dinh dưỡng từ bên dưới, hỗ trợ thực vật phù du - nhà sản xuất chính của chuỗi thức ăn.

Tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas khiến nở rộ tảo xanh phát sáng độc hại - 3
Vùng nước ven biển màu xanh lục đục ở Chonas, Thái Lan vào năm 2017 do hiện tượng Noctiluca nở hoa

Thực vật phù du phát triển mạnh là nguồn giàu dinh dưỡng của đại dương và là nguồn thức ăn cho cá. Tuy nhiên, sự tan chảy của sông băng và tuyết phủ trên dãy Himalayas làm cho gió mùa thổi từ đất ấm hơn - làm gián đoạn quá trình và dẫn đến ít chất dinh dưỡng trên bề mặt.

Điều này có lợi cho Noctiluca, vốn không ưa ánh sáng mặt trời và chất dinh dưỡng có thể sống sót bằng cách ăn các sinh vật khác.

Noctiluca tự đẩy mình đi giống như roi da đẩy nó về phía trước và cho phép nó ăn bất kỳ sinh vật phù du siêu nhỏ nào từ mặt nước xung quanh.

Noctiluca cũng lưu trữ hàng ngàn endosymbionts quang hợp, tích lũy rất nhiều amoniac trong tế bào để mang các chất dinh dưỡng giàu nitơ - nhưng cũng khiến nó không phải là thức ăn ngon đối với cá.

Ở Ô-man, các nhà máy khử muối, nhà máy lọc dầu và nhà máy khí đốt tự nhiên buộc phải giảm quy mô hoạt động bởi những bông hoa Noctiluca và những con sứa. Áp lực dẫn đến nguồn cung thực phẩm biển và an ninh kinh tế cũng có thể thúc đẩy sự gia tăng nạn cướp biển ở các quốc gia như Yemen và Somalia.

Tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas khiến nở rộ tảo xanh phát sáng độc hại - 4
Mất tuyết trên dãy Himalayas tạo nên sự lan rộng của loài tảo phá hoại này

Mất tài nguyên thủy sản có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng hỗn loạn kinh tế xã hội đối với các quốc gia trong khu vực vốn đã bị kìm kẹp bởi chiến tranh và nghèo đói. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về các tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các cơn gió mùa Ấn Độ.

“Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu và sinh học đại dương đều tập trung vào vùng nước cực và ôn đới, và những thay đổi trong các chủ đề sẽ không được chú ý nhiều” , ông Goes nói.

Nghiên cứu đã được công bố trên báo cáo Khoa học.

Kim Quyền

Theo Daily Mail