Trâu mẹ “tử chiến” với ba sư tử để bảo vệ con

(Dân trí) - Phát hiện thấy sư tử đói xông đến đàn trâu rừng ngay lập tức bỏ chạy nhưng một trâu mẹ không thể bỏ rơi đứa con của mình nên quyết định ở lại để “tử chiến”. Tuy nhiên, với sự xuất hiện thêm của hai sư tử khác khiến cho trâu con rơi vào tình huống nguy hiểm, nhiều lúc tưởng chừng trâu mẹ đã mất đứa con của mình.

Đoạn video này được ghi lại ở Tanzania, Đông Phi và được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Đức Andreas Häntzschel cho thấy nỗ lực phi thường của trâu rừng.

Trước 3 con sử tử đói, trâu mẹ không để bao bọc hết mọi hướng nên có lúc sư tử đã vồ được trâu con. Song tình mẫu tử đã làm tăng thêm sức mạnh cho trâu mẹ, nó vẫn quyết tâm tử chiến khiến sư tử buộc phải buông “con mồi”.

Sự dũng cảm của trâu mẹ đã “kích thích” đàn trâu rừng quay lại cùng tham gia vào cuộc chiến bảo vệ trâu con. Với số lượng đông đảo hơn, đàn trâu rừng đã khiến sư tử phải khiếp sợ và bỏ chạy.

Trâu rừng châu Phi rất cường tráng. Chiều cao bờ vai khoảng từ 1 đến 1,7 m và chiều dài từ đầu đến hết thân khoảng từ 1,7 đến 3,4 m. So với các loài lớn khác thuộc phân họ Bovinae, trâu châu Phi có một cơ thể dài nhưng chắc (chiều dài cơ thể có thể vượt qua trâu nước hoang dã, nặng hơn và cao hơn) và chân ngắn nhưng chắc nịch. Đuôi dài khoảng 70 đến 110 cm.

Một đặc trưng tiêu biểu của cặp sừng trâu đực châu Phi trưởng thành là sự hợp nhất bệ góc sừng, tạo nên một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một “cái bướu”. Từ góc sừng, cặp sừng phân tách hướng xuống, sau đó cong nhẹ lên trên và hướng ra ngoài. Trâu đực lớn, khoảng cách giữa hai điểm cuối cặp sừng có thể đạt trên 1 mét. Cặp sừng hình thành hoàn chỉnh khi con vật đến 5 hoặc 6 năm tuổi. Trâu cái, sừng đạt trung bình, nhỏ hơn 10-20% và bướu ít nổi bật.

Nguyễn Hùng

Video: Animal Moments