1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Trái Đất sẽ lạnh đi khi núi lửa Agung phun trào

(Dân trí) - Các nhà khoa học cảnh báo rằng Trái Đất sẽ trở nên lạnh đi khi núi lửa Agung (Bali, In-đô-nê-xia) phun trào.

Trái Đất sẽ lạnh đi khi núi lửa Agung phun trào - 1

Hiện giờ, vấn đề với núi lửa Agung ở Bali chỉ là thời điểm nó sẽ phun trào - chứ không còn là liệu nó có phun trào hay không nữa, và các nhà khoa học đang cảnh báo rằng khi đó nhiệt độ Trái Đất sẽ hạ xuống.

Khi ngọn núi lửa này phun trào năm 1963, nó đã bơm một lượng lớn tro bụi và SO2 vào bầu khí quyển.

Sau đó, SO2 phản ứng với hơi nước trong không khí tạo thành các giọt axít sulphuric.

Các nhà khoa học cho rằng, 10 triệu tấn axit sulphuric này sẽ tích tụ lại ở tầng bình lưu và hoạt động như một chiếc rào chắn.


Ngọn Agung đã sôi sục trong nhiều ngày.

Ngọn Agung đã sôi sục trong nhiều ngày.

Khi tia cực tím chiếu từ mặt trời tới Trái Đất, hàng rào này làm giảm lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất và khiến cho hành tinh của chúng ta lạnh hơn.

Các chuyên gia cho rằng, nhiệt độ có thể sẽ giảm tới 0,4 độ C. Con số này không hề lớn – nhưng trong thời kỳ băng hà cuối cùng, nhiệt độ toàn cầu chỉ giảm 5 độ C. Nhà khoa học Richard Arculus - Giáo sư Danh dự về địa chất của Đại học Quốc gia Úc - cũng cho rằng chưa chắc chúng ta sẽ nhận ra được hết các hậu quả, và “các giọt axit đủ nhỏ để có thể ở lại trên trời trong một thời gian…nhưng cuối cùng chúng vẫn sẽ rơi xuống thành mưa axit”.


Ngọn núi lửa này sắp phun trào.

Ngọn núi lửa này sắp phun trào.

Cho đến nay, 75.000 người đã buộc phải sơ tán khỏi khu vực xung quanh ngọn Agung vì nguy cơ bùng phát đang tăng lên.

Ngày hôm qua, có mây treo trên đỉnh núi Agung sau khi rung chấn và khói trắng bốc lên trên miệng núi lửa đã làm tăng mức báo động trong những ngày gần đây.


Tro bụi sẽ bị thổi đầy vào bầu khí quyển khi ngọn Agung phun trào.

Tro bụi sẽ bị thổi đầy vào bầu khí quyển khi ngọn Agung phun trào.

Theo tổ chức khoa học EMSC – một tổ chức chuyên cung cấp cảnh báo về động đất – cho hay: đã có một trận động đất 4,2 độ xảy ra vào sáng hôm qua.

Các dữ liệu mới đây cho thấy ngọn Agung đã trải qua 844 rung chấn núi lửa trong ngày thứ Hai, và trong hôm thứ Ba thì đến buổi trưa đã có 300-400 rung chấn.

Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, In-đô-nê-xia có gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động – nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào khác.

Phát ngôn viên của Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia In-đô-nê-xia phát biểu “các hoạt động núi lửa đang gia tăng, và các cơn địa chấn xảy ra ngày càng thường xuyên hơn”.

Anh Thư (Theo Express)