Tội phạm về môi trường tăng vọt 26% kể từ năm 2014

(Dân trí) - Liên Hiệp Quốc (UN) và Interpol cho biết, hiện nay, tội phạm môi trường đang là tội phạm lớn thứ tư trên thế giới và đang là mối đe dọa ngày càng lớn đối với an ninh và tài nguyên thiên nhiên.

Theo đánh giá của UN và Interpol, giá trị ngành công nghiệp chợ đen phía sau tội phạm như buôn lậu ngà voi, khai thác gỗ bất hợp pháp và đổ chất thải độc hại vào môi trường tăng 26% kể từ năm 2014 (từ 91 tỷ đô la lên 258 tỷ đô la).

Tội phạm môi trường hiện nay là lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp lớn thứ tư thế giới sau nạn buôn lậu ma túy, hàng giả, buôn bán người và vượt xa nạn buôn lậu vũ khí nhỏ bất hợp pháp.

Hình ảnh nước bị ô nhiễm tại các bãi rác Vijyaipura gần Bangalore Ấn Độ
Hình ảnh nước bị ô nhiễm tại các bãi rác Vijyaipura gần Bangalore Ấn Độ

Theo báo cáo chung từ Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Interpol, tác động đến thế giới tự nhiên đang gây tàn phá trong một số trường hợp. Riêng thập kỷ qua, hơn một phần tư quần thể voi trên thế giới bị giết để lấy ngà. Những nỗ lực nhằm ngăn chặn làn sóng tội phạm toàn cầu đang bị cản trở do pháp luật yếu, lực lượng an ninh kém, tham nhũng và thiếu quỹ kéo dài.

Báo cáo cho rằng, cần có những luật mới cũng như các biện pháp trừng phạt ở cấp quốc gia và quốc tế, phá vỡ những nơi cất dấu thuế ở nước ngoài và tăng quỹ chống tội phạm.

Tổng thư ký Interpol, Jürgen Stock cho biết: "tội phạm môi trường đang tăng với một tốc độ đáng báo động. Sự phức tạp của loại tội phạm này đòi hỏi sự phản ứng đa lĩnh vực, được củng cố bởi sự hợp tác xuyên biên giới".

Giám đốc UNEP Achim Steiner cho biết: "Những khoản tiền lớn thu được từ những tội ác này đang duy trì việc kinh doanh của các băng nhóm tội phạm quốc tế tinh, và mất an ninh nhiên liệu trên thế giới. Ngay bây giờ thế giới cần cùng nhau thực hiện những hành động mạnh cả ở cấp quốc gia và quốc tế để chấm dứt dạng tội phạm môi trường này".

Con số 91 tỷ đô la đến 258 tỷ đô la trong báo cáo là tính toán về giá trị của tội phạm trong năm nay. Nghiên cứu cho biết, trước khi đưa ra dự tính tăng 26% từ năm 2014, đã có dự đoán từ năm 2006 về sự gia tăng giá trị của các trọng tội bao gồm săn bắn động vật hoang dã, buôn lậu, khai thác gỗ bất hợp pháp, trộm cắp các khoáng chất và đổ chất thải độc từ 5-7% mỗi năm. Kết quả là, giá trị của ngành công nghiệp chợ đen hiện nay tăng từ hai đến ba lần so với tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu.

“Tội phạm môi trường" là một thuật ngữ chung để mô tả các hoạt động bất hợp pháp làm tổn hại đến môi trường có liên quan đến thiệt hại bất hợp pháp, buôn bán, trộm cắp tài nguyên thiên nhiên.

Các cơ quan quốc tế hiện nay chỉ chi khoảng 20-30 triệu đô la mỗi năm vào việc giải quyết các làn sóng tội phạm, một số tiền rất nhỏ so với doanh thu của những mạng lưới tội phạm có tổ chức, thường chồng chéo với những kẻ buôn ma túy, các nhóm khủng bố và lực lượng dân quân ở các nước chiến tranh tàn phá.

Ở Tanzania, giá thị trường cho 3.000 con voi bị giết mỗi năm cao hơn gấp năm lần so với ngân sách quốc gia dành cho dịch vụ bảo vệ động vật hoang dã của quốc gia.

Interpol đang cố gắng khuyến khích phối hợp và chia sẻ thông tin tình báo tốt hơn giữa các cơ quan tội phạm quốc gia trên thế giới. Nhưng cần tập trung nhiều hơn vào các cuộc điều tra lâu dài mà có thể hạ gục các trùm tội phạm, cũng như những kẻ săn trộm và buôn lậu ở cấp độ thấp.

Cách tiếp cận tội phạm môi trường của cơ quan phát triển theo hướng tăng cường các hoạt động kiểm soát. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các thiết bị theo dõi hàng hóa nhập lậu, giám sát vệ tinh các tuyến đường vận chuyển chính và phân tích dữ liệu chuỗi hàng hóa để xác minh những sản phẩm có nguồn gốc bất hợp pháp tiếp cận thị trường bằng cách nào.

Lợi nhuận cao, rủi ro thấp là đặc điểm của tội phạm môi trường do các quỹ và ưu tiên không chắc chắn dành cho việc chống lại tội phạm này mà các nhà hoạch định đưa ra còn thấp.

Davyth Stewart, viên sĩ quan tình báo của Interpol cho biết, "đây là vấn đề hình xoắn ốc", "Việc thực thi pháp luật đang quá tải. Những lợi nhuận từ tội phạm này cao hơn đến 10.000 lần so với các khoản đầu tư để chống lại chúng. Có một sự chênh lệch rất giống nhau giữa lợi nhuận của các băng nhóm tội phạm có tổ chức và các nguồn lực sẵn có để thực thi pháp luật và các công tố viên". Do đó, cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ và xây dựng năng lực nhằm giúp các đội ngũ cán bộ đáp ứng với những tội phạm bạo lực và có vũ trang.

Việc phá hủy các hệ sinh thái có thể châm ngòi cho bạo lực và bất ổn cũng như những xung đột xã hội, di cư hàng loạt và phá vỡ môi trường sống của con người và các chuỗi thức ăn.

Ibrahim Thiaw, Phó Giám đốc UNEP cho biết: "Quá thường xuyên, bọn tội phạm nhắm vào cộng đồng người nghèo mà đơn giản là không đủ khả năng để nuôi sống gia đình của họ và đưa họ vào đường dây tội phạm. Chúng ta cần phá vỡ đường dây này và tạo ra các chương trình giúp người nghèo kiếm sống bằng việc bảo vệ, bảo tồn và duy trì môi trường thông qua hoặc là du lịch sinh thái hoặc phát triển nông nghiệp".

UNEP đã tuyển mộ những người nổi tiếng gồm cả Gisele Bundchen, Yaya Touré và Neymar Jr để thúc đẩy một Chiến dịch về cuộc sống hoang dã nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này và huy động hỗ trợ cộng đồng.

Trong một bài xã luận cho tờ Guardian, Bundchen viết: "nhận thức về môi trường đang được nâng lên trên toàn thế giới. Nhưng như vậy là tội phạm động vật hoang dã, và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của Trái đất và những tội phạm này đang cố gắng để biến nó thành những lợi ích bất hợp pháp chỉ đang bắt đầu".

N.M.P – NASATI (Theo Theguardian)