Tìm ra nguồn gốc đá xây dựng bãi đá cổ bí ẩn Stonehenge

Trang Phạm

(Dân trí) - Các nhà khoa học mới đây tuyên bố đã tìm ra nguồn gốc những khối đá đã được sử dụng để xây dựng bãi đá cổ Stonehenge ở Vương quốc Anh.

Tìm ra nguồn gốc đá xây dựng bãi đá cổ bí ẩn Stonehenge - 1

Từ lâu nguồn gốc của bãi đá cổ Stonehenge ở Wiltshire, Anh, vẫn là một bí ẩn đối với du khách và các nhà khoa học, vì vẫn chưa biết những khối đá khổng lồ, trọng lượng thay đổi từ 30 đến 25 tấn, xuất hiện như thế nào ở vị trí hiện tại của chúng.

Trong một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Vương quốc Anh, được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học đã phát hiện ra bí mật của những khối đá cự thạch khổng lồ, được cho là có niên đại khoảng 4.500 năm trước thông qua các thử nghiệm địa hóa một mẫu lõi của một trong những khối sa thạch nhận được từ Mỹ, nơi nó đã được lưu trữ trong nhiều thập kỷ.

Bằng cách sử dụng một loạt các phân tích hóa học, các tác giả nghiên cứu cung cấp bằng chứng khá thuyết phục cho thấy rằng những tảng đá khổng lồ có nguồn gốc từ một nơi gọi là West Woods, cách đó khoảng 25km (15,5 dặm).

Stonehenge nằm ở Wiltshire của Anh ngày nay chứa các loại đá với nhiều loại và kích cỡ khác nhau. Kiến trúc chính của di tích bao gồm các khối cự thạch khổng lồ, trong khi một loạt các viên đá nhỏ hơn, được gọi là đá xanh, cũng được tìm thấy. Người ta cho rằng di tích ban đầu chứa khoảng 80 khối sa thạch, mặc dù chỉ còn 52 khối sa thạch tại địa điểm ngày nay.

Tuy nhiên, nguồn gốc của các khối sa thạch đã khiến các nhà khoa học bối rối. Với nhiều suy đoán nhưng ít bằng chứng thực tế liên quan đến nguồn gốc của những tảng đá khổng lồ này.

Để giải quyết bí ẩn rõ ràng hơn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là quang phổ huỳnh quang tia X để phân tích thành phần hóa học của các khối sa thạch còn lại, trước khi so sánh chúng với nhau để xác định mức độ biến đổi hóa học.

Trong số 52 khối sa thạch, 50 đã được tìm thấy một số thông tin hóa học nhất quán chỉ ra rằng tất cả chúng đến từ cùng đến từ một nơi. Để xác định điểm xuất phát chung này, các tác giả nghiên cứu đã so sánh các yếu tố địa hóa của một trong những viên đá này với những viên đá khác từ khắp Vương quốc Anh. Khi làm như vậy, họ đã có thể xác định West Woods nằm ở phía bắc của Stonehenge là nguồn gốc của những tảng đá lớn.

Trong khi giúp giải quyết một trong những bí ẩn chính xung quanh Stonehenge, phát hiện này cũng đặt ra một số câu hỏi mới hấp dẫn như hai trong số các khối sa thạch trong phân tích này được gọi là Stone 26 và Stone 160 được tìm thấy có một điểm khác biệt, không xác định được nguồn gốc và các tác giả nghiên cứu không thể giải thích điều này.

Mặt khác, kết quả của nghiên cứu này ít nhất xác nhận rằng 50 sa thạch khác có thể đã được đưa đến địa điểm cùng một lúc, cho thấy rằng chúng đã được lắp ráp trong một giai đoạn xây dựng.

Điều này trái ngược với một lý thuyết trước đó cho rằng một trong những sa thạch này, được gọi là Đá gót chân (Heel Stone), có nguồn gốc từ gần đó và được dựng lên trước, và những khối sa thạch khác được đưa từ xa vào một ngày sau đó.

Tuy nhiên, bất chấp những khám phá mới nhất liên quan đến lịch sử bãi đá cổ Stonehenge, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác nhận ai đã xây dựng tượng đài cổ này và mục đích của nó là gì.