Tiết lộ bất ngờ về sự tuyệt chủng trên Trái Đất
Hầu hết chúng ta đều biết rằng vụ thiên thạch va chạm vào Trái Đất ở khu vực ngoài khơi bán đảo Yucatan cách đây 65 triệu năm đã xóa sổ loài khủng long, tuy nhiên đây không phải là toàn bộ câu chuyện.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu hiện tại tin rằng khối thiên thạch rộng 180km chỉ là một phần nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt tại thời kỳ cuối Kỷ Đá trắng, một nguyên nhân khác là các cánh đồng núi lửa hoạt động vào cùng thời điểm đó ở khu vực Ấn Độ ngày nay, đã phủ kín bề mặt Trái Đất với dung nham và biến các đại dương thành bể chứa axit.
Và đó chỉ là cuộc khủng hoảng đe dọa hủy diệt sự sống trên Trái Đất gần đây nhất. Theo tờ New York Post, trong cuốn sách vừa xuất bản có tên “Sự chấm dứt của thế giới: Tận thế núi lửa, đại dương chết chóc và sự truy lùng của chúng ta để hiểu những vụ tuyệt chủng trong quá khứ của Trái Đất”, nhà khoa học Peter Brannen đã đi khắp Bắc Mỹ để tìm hiểu xem chúng ta biết gì về khoảnh khắc khi sự sống của chúng ta trên hành tinh bị hủy diệt nhằm dựng lại câu chuyện này.
Đó là câu chuyện bắt đầu cách đây 450 triệu năm, ở cuối Kỷ Đại cổ sinh, sự ấm lên toàn cầu khiến nước biển dâng cao 30m, làm lụt lội khắp các lục địa.
Cùng với dòng sông Hudson ở bang New Jersey (Mỹ), các vách núi ở Palisades cho chúng ta thấy cách đây 201 triệu năm, ở cuối Kỷ Tam điệp, sự quay quanh của Trái Đất ảnh hưởng tới lượng Mặt Trời chiếu vào khu vực Bắc bán cầu làm nhiệt độ Trái Đất đã bị giảm trầm trọng, dẫn tới sự hủy diệt của gần 3/4 sự sống trên hành tinh chỉ trong 20.000 năm.
Đây thực sự là một thảm họa lớn, diễn ra chỉ cách 50 triệu năm sau khi diễn ra vụ tuyệt chủng tồi tệ nhất của Trái Đất ở Cuối Kỷ Permi, khi đó 90% sự sống bị xóa sạch.
Thời kỳ Cuối Kỷ Permi phát sinh những điều kiện chết chóc: trên lục địa là nước Nga ngày nay, hàng loạt núi lửa đã chôn vùi đất đai dưới lớp dung nham sâu vài cây số và bơm vào không khí một lượng khí C02 và các hóa chất khác làm thủng tầng ozone, cùng với đó là nhiệt độ Trái Đất tăng tới mức nhiệt độ đại dương là vượt quá 37 độ C.
Mưa axit phá hủy rừng và một số nhà khoa học dự đoán điều kiện khí hậu rất tồi tệ, tới mức có thể xảy ra những cơn siêu với tốc độ gió trên 800 km/h thổi khí độc đi khắp các lục địa.
Các sự kiện tuyệt chủng có thể có mối liên hệ tới những thay đổi mạnh mẽ của khí hậu Trái Đất, thường gắn liền với sự biến động của chu trình các bon, đặc biệt khi có sự tham gia của núi lửa. Mối liên hệ này ý nghĩa to lớn với thế giới hiện tại, khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm chung và yêu cầu tất cả cùng hành động.
Nhà khoa học Brannen nhận định: “Theo các quan sát của chúng tôi, thải nhanh chóng một lượng khổng lồ khí C02 vào khí quyển, thực tế điều này đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử biến động địa chất, và kết quả không bao giờ là điều tốt đẹp”.
Nghiên cứu của ông Brannen không đơn giản chỉ lên tiếng báo động. Bởi lẽ đã có một nhà khoa học nói với ông Brannen rằng giả sử chúng ta đang ở một thời kỳ diệt vong mới, ngoài các loài động vật lớn con người luôn săn bắn như hổ và voi, ngay cả những sinh vật cơ bản như chuột cũng chết dần.
Thậm chí là chúng ta đang phát thải một lượng C02 nhanh gấp 10 lần thời kỳ Cuối kỷ Permi và việc tăng nhiệt độ trung bình và dâng mực nước biển như hiện nay là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên chung ta vẫn có thể tìm ra cách để giải quyết tình hình hiện tại.
Một nhà nghiên cứu khác lại nói với ông Brannen rằng: “Chúng ta không thể từ bỏ nền văn hóa của loài người để ngăn cản tất cả những điều khủng khiếp” và nhiều khả năng “chất lượng cuộc sống sẽ giảm xuống” với hầu hết mọi người chứ không phải việc chúng ta sẽ bị tuyệt chủng như một loài sinh vật.
Thậm chí là Bắc bán cầu thêm một lần nữa lại không được tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời, chúng ta có thể tăng nhiệt độ Trái Đất đủ để cứu cuộc sống khỏi một thời kỳ băng hà khác nữa.
Theo Xuân Chi/Báo Tin Tức