1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Thực sự đại dương sâu như thế nào?

(Dân trí) - Đại dương sâu đến mức nào? Chắc chắn nó sẽ sâu hơn nhiều so với bạn nghĩ. Đoạn video dưới đây sẽ đưa ra khoảng cách thực tế vào phối cảnh để cho thấy khoảng cách rộng lớn giữa các con sóng chúng ta nhìn thấy và nơi bí ẩn mà chúng ta gọi là Challenger Deep (điểm sâu nhất thế giới).

Thực sự đại dương sâu như thế nào?

Nếu bạn lấy nơi cao nhất trên đất liền nhấn chìm xuống đại dương, thì vẫn còn một khoảng cách hơn một dặm (1,6km) giữa bạn và điểm sâu nhất trong đại dương.

Các đại dương là bến cảng của 99% không gian sống trên Trái đất và có đủ nước để đổ đầy một bồn tắm có kích thước mỗi cạnh là 685 dặm.

Đây là tỷ lệ giữa con người và một con cá voi xanh – loài động vật lớn nhất trên Trái đất. Cá voi xanh thường kiếm ăn ở độ sâu 100m trong khu vực có ánh sáng của đại dương.

Sâu xuống phía dưới, ở độ sâu hơn 200m, tàu ngầm USS Triton trở thành tàu ngầm đầu tiên đi vòng quanh Trái đất năm 1960.

Ở độ sâu khoảng 250, chúng ta tiến đến độ sâu kỷ lục lặn tự do trong lịch sử. Ở đây, áp suất lớn gấp 26 so với trên bề mặt và có thể nghiền nát phổi con người. Nhưng loài cá voi thì kiểm soát được điều này. Chúng có thể lặn xuống độ sâu tối đa là 500m để săn mực khổng lồ.

Ở độ sâu 730m là khu vực nguy hiểm - nơi các tàu hạt nhân hiện đại tấn công tàu ngầm. Nếu xuống sâu hơn thì vỏ tàu ngầm cũng sẽ vỡ nát.

Độ sâu 830m là sẽ tương ứng với đỉnh của tòa nhà cao nhất thế giới - Tòa Buri Khalifa

Sâu hơn một chút, ở độ sâu 1.000m, ánh sáng mặt trời không thể tới được - là chúng ta đã tiến vào Khu vực Ma quái.

Bên dưới độ sâu này có rất nhiều loại động vật mà chúng ta không thể nhìn thấy - chẳng hạn như những con tôm không có mắt này sống ở độ sâu 2.290m. Chúng sinh sôi ở quanh những khu vực núi lửa dưới nước nóng bỏng. Ở độ sâu này, nhiệt độ chỉ cao hơn nhiệt độ đóng băng một chút, nhưng nước ở quanh các lỗ thông hơi thủy nhiệt có thể nóng tới 430 độ C.

3.000m là độ sâu sâu nhất đã ghi nhận được mà động vật có vú có thể đạt tới – loài Cá voi mỏ khoằm Cuvier

Tuy nhiên, ngay cả cá voi mỏ khoằm Cuvier cũng không thể thám hiểm con tàu Titanic - yên nghỉ ở độ sâu đáng kinh ngạc là 3.810m. Áp suất ở đây lớn gấp 378 lần so với trên bề mặt. Thế nhưng, bạn vẫn có thể tìm thấy một số sinh vật biển, như Cá răng nanh, Cá mút đá và Bạch tuộc Dumbo – loài bạch tuộc sống ở độ sâu lớn nhất trên Trái đất

Xuống đến 6.090m là khu vực đáy biển sâu (Hadal zone). Đây là khu vực của những rãnh sâu nhất trong đại dương - ví dụ như rãnh Mariana. Nếu bạn lấy ngọn núi Everest để bịt vào rãnh Mariana, thì đỉnh của nó sẽ đạt đến độ sâu 8.848m.

Nhưng vẫn chưa thể so với hai nhiệm vụ thám hiểm sâu nhất trong lịch sử. Năm 2012, Đạo diễn James Cameron đã xuống tới độ sâu 10.900m để thực hiện nhiệm vụ Deep Sea Chanlenger Mission. Nhưng Cameron vẫn chưa phá vỡ được kỷ lục do nhà nhiếp ảnh đại dương Jacques Piccard và Lt. Don Walsh thiết lập năm 1960. Piccard và Walsh đã xuống tới điểm sâu nhất trên Trái đất ở độ sâu kỷ lục là 10.911m.

Từ đó tới nay, các nhà khoa học đã gửi hàng chục tàu thám hiểm không người lái để thám hiểm Challenger Deep, trong đó có cả tàu Kaiko – con tàu này đã thu thập được hơn 350 loài sống ở đáy biển trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2003.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, có khoảng hơn 1000 loài sinh vật đại dương chưa được phát hiện. Con người mới chỉ thám hiểm được 5 – 10% đại dương trên Trái đất. Chúng ta vừa mới bắt đầu hiểu về thế giới sâu thẳm, tối tăm đang chảy bên dưới bề mặt.

Anh Thư (Theo BI)