Thêm bằng chứng cho thấy tổ tiên của chó nhà là loài sói
(Dân trí) - Bằng cách phân tích hàng chục bộ gen của loài sói cổ đại, một nhóm nghiên cứu quốc tế do Viện Francis Crick dẫn đầu đã tiết lộ sự tham gia của hai quần thể sói trong sự xuất hiện của loài chó nhà.
Theo nghiên cứu, loài sói xám (Canis lupus) là loài đầu tiên sinh ra một loài vật nuôi trong nhà - chó (Canis Familris). Nhưng vẫn còn thiếu nhiều mảnh ghép giải mã câu đố: những con sói này đã sống ở đâu?
Cụ thể, nghiên cứu quốc tế này với sự tham gia của 38 Viện nghiên cứu khác nhau từ 16 quốc gia đã vén một góc của bức màn về lịch sử của loài chó, vốn là người bạn đồng hành của nhiều gia đình ngày nay.
Theo nghiên cứu, sói xám đã lang thang ở phần lớn Bắc bán cầu trong vài trăm nghìn năm và không giống như nhiều loài động vật có vú lớn khác, nó không bị tuyệt chủng vào kỷ Pleistocen muộn.
Nhưng vẫn còn những nghi ngờ về khả năng tuyệt chủng của quần thể lupus, điều này gây thêm khó khăn cho công việc của các nhà cổ sinh vật học.
Trong một bài báo trên tờ La Recherche, Laurent Frantz, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Phần lớn các quần thể sói sinh sống trên thế giới cách đây hơn 10.000 năm, bao gồm cả tổ tiên của loài chó đã biến mất. Việc xác định quần thể cha mẹ sau đó phải được thực hiện thông qua phân tích DNA cổ đại."
Trong khi cộng đồng khoa học cũng đồng ý rằng sói xám tạo điều kiện cho sự xuất hiện của loài chó này thông qua cơ chế chọn lọc nhân tạo, không có sự nhất trí về thời điểm, ở đâu và như thế nào nó xảy ra.
Di tích sớm nhất của dòng chó hiện tại được phát hiện có niên đại 14.000 năm và dữ liệu di truyền cho thấy tổ tiên của chó sói và chó đã tách ra từ 40.000 đến 14.000 năm trước.
Do đó, phạm vi thời gian vẫn rộng và các khu vực nơi những con chó đầu tiên được tìm thấy cũng không nhất thiết ngụ ý về nơi xuất xứ, các nhà nghiên cứu cho biết.
Để giải quyết một phần câu đố này, nhóm nghiên cứu đã giải mã 66 bộ gen của loài sói cổ đại từ châu Âu, Siberia và Bắc Mỹ, thêm vào các bộ gen đã được giải mã trong quá khứ. Do đó, 72 bộ gen trong 100.000 năm qua đã được sử dụng.
Tác giả chính của nghiên cứu, Anders Bergstrom, giải thích: "Bằng cách nghiên cứu những con sói cổ đại sống trong khoảng thời gian thuần hóa chó, chúng tôi nhận thấy rằng những con chó nói chung có quan hệ họ hàng gần với những con sói cổ đại ở châu Á hơn là những con sói cổ đại ở châu Âu, điều này cho thấy một quá trình thuần hóa ở đâu đó phía Đông địa cầu".
Mặt khác, một số manh mối dường như cho thấy sự khác biệt giữa chó và sói khoảng 28.000 năm trước, ngay cả khi không thể loại trừ rằng quá trình thuần hóa đã bắt đầu trước thời điểm này.
Khám phá của các nhà khoa học không dừng lại ở đó. Một số loài chó, đặc biệt là ở châu Phi và Cận Đông, nhận được thêm một phần đóng góp di truyền từ 20 đến 60%, từ một quần thể sói khác có liên quan đến động vật có nguồn gốc từ phương Tây.
Nhà nghiên cứu cho biết: "Do đó, dường như đã có ít nhất hai quần thể nguồn gốc khác biệt của loài sói, dẫn đến một tổ tiên kép ở loài chó ngày nay".
Hai kịch bản khác nhau thực sự có thể giải thích kết quả này đó là sự thuần hóa độc lập giữa một quần thể ở phía Đông và phía Tây sau đó là sự lai tạo giữa những con chó ở phía Tây.
Hoặc một sự thuần hóa tương tự ở phía Đông, tiếp theo là sự lai tạo giữa chó và sói hiện diện ở phía tây Âu-Á. Hiện tại, không thể ủng hộ giả thuyết này hay giả thuyết khác.
Ngoài ra, không có bộ gen chó sói cổ đại nào mà chúng tôi đã nghiên cứu có vẻ là tổ tiên thực sự của loài chó, có nghĩa là quần thể sói này vẫn đang được định vị.
Liệu một ngày nào đó, chúng ta có thể có ý tưởng rõ ràng và chính xác về danh tính của quần thể sói tại nguồn gốc của loài chó và tuổi của chúng không?
Morgane Ollivier, Giảng viên tại Đại học Rennes là thành viên của phòng thí nghiệm ECOBIO đã cung cấp một mẫu từ các cuộc khai quật ở Noyen-sur-Seine (khoảng 8.600 năm) và trích xuất bộ gen.
Morgane Ollivier cho biết: "Chúng tôi cũng thiếu những mẫu cũ hơn những mẫu được phân tích trong nghiên cứu ở Châu Âu. Nhưng tôi không mất hy vọng một ngày nào đó sẽ nhận được câu trả lời. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đang tìm kiếm một "mắt xích còn thiếu" nhưng không phải là không thể phát hiện ra một ngày nào đó".
Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng bộ gen của loài sói cổ đại, các nhà nghiên cứu đã có thể có được cái nhìn sâu sắc chưa từng có về sự tiến hóa của loài này trong 100.000 năm qua.
"Chúng tôi nhận thấy rằng trong suốt Kỷ Băng hà, các quần thể sói ở các khu vực khác nhau trên thế giới có mối liên hệ với nhau về mặt di truyền một cách đáng kể, phản ánh khả năng di chuyển cao của những loài động vật này trên khắp thế giới ", Anders - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Bộ gen của chúng cũng nghiên cứu đã tiết lộ các trường hợp chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của các đột biến có lợi cho cả loài, một số đột biến có thể góp phần vào sự tồn tại của nó vào thời kỳ biến đổi khí hậu nghiêm trọng, trong khi các loài động vật có vú lớn khác bị tuyệt chủng.
"Khả năng kết nối di truyền cao có thể đã giúp các quần thể sói địa phương tránh bị phân mảnh và cách ly với nhau, đồng thời cho phép các thích nghi sinh học mới nhanh chóng tiếp cận với toàn bộ loài", Anders cho biết thêm.
Nghiên cứu đã được công bố vào ngày 29/6/2022 trên tạp chí Nature.