Thái độ tích cực quan trọng đối với trẻ trong toán học như thế nào?

(Dân trí) - Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đến từ Stanford, thái độ tích cực trong việc học toán có làm tăng bộ nhớ dựa trên thực tế của học sinh.

Thái độ tích cực quan trọng đối với trẻ trong toán học như thế nào? - 1

Nếu thầy cô giáo ở trường học đã từng dạy bạn bằng cách sử dụng câu ngạn ngữ cổ rằng "thái độ là tất cả", điều đó thực sự chưa bao giờ sai.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y Stanford vừa khám phá ra một con đường thần kinh kết nối thái độ tích cực của học sinh đối với toán học, giúp đạt được kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra số học.

Nhà nghiên cứu chính Lang Chen, trong một bài diễn thuyết:"Dựa trên dữ liệu của chúng tôi, sự đóng góp độc đáo của thái độ tích cực đối với thành tích toán học cũng to lớn như sự đóng góp của IQ". Bài báo này, được xuất bản trong cuốn Khoa học Tâm lý, lưu ý rằng hiệu ứng này dường như là độc lập với các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất toán học.

Đây không phải là cuộc điều tra đầu tiên về ảnh hưởng của thái độ đối với toán học - các nhà nghiên cứu giáo dục đã cố gắng nhiều thập kỷ để hiểu được động lực, khả năng nhận thức và cách giảng dạy liên quan đến thành tích học tập của học sinh như thế nào. Các nhóm trước đây đã quan sát thấy rằng trẻ em quan tâm đến toán học và cảm thấy mình có triển vọng có xu hướng đạt được kết quả tốt hơn so với những người có quan điểm đối lập.

Những kết quả này cũng tương tự như câu đố gà và trứng: Con trẻ hiếu học và tự tin học toán nhờ khả năng trí tuệ vốn có của mình? Haychúng tự nhận ra rằng chúng có năng khiếu về môn học đó nên mới hết mình cố gắng?

Nhóm Stanford đưa ra giả thuyết rằng câu trả lời là cả hai.

Ông Chen cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa thái độ tích cực và thành tích toán học là quan hệ xen lẫn nhau, hai chiều. Nó giống như bước khởi động vậy: Một thái độ tốt sẽ mở ra cánh cửa với triển vọng thành đạt cao, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có thái độ tích cực hơn, tất cả sẽ giúp bạn có được một chu trình học tập tốt."

Để đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và nhận thức, đội của Chen đã sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát để thiết lập chỉ số IQ, khả năng đọc, dung lượng bộ nhớ làm việc và nhân khẩu học chung cho 240 trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 10. Thái độ và mức độ lo lắng của trẻ đối với toán, cộng với nhận thức của chúng về khả năng toán học, cũng được đánh giá bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát được cung cấp cho chúng và cha mẹ của chúng. Khả năng toán học thực tế được đo bằng một bài kiểm tra bao gồm các vấn đề toán học và các sự kiện về số học.

Tiếp theo, 47 trong số 240 trẻ em và 28 trẻ em được kiểm soát đã được giao cho các vấn đề toán học để tìm ra lời giải trong khi vẫn được MRI quét thời gian thực.


Một ví dụ của một MRI chức năng thực hiện trong một bài kiểm tra bộ nhớ làm việc không liên quan.

Một ví dụ của một MRI chức năng thực hiện trong một bài kiểm tra bộ nhớ làm việc không liên quan.

Các hình ảnh cho thấy rằng trẻ em có thái độ toán học tích cực sẽ làm tăng hoạt động ở vùng hippocampus, một vùng não đóng vai trò quan trọng trong học tập và trí nhớ thực tế.

Thật thú vị, sự kích hoạt các trung tâm khen thưởng của não-những khu vực sử dụng dopamin thông báo tới bạn để tìm kiếm những kích thích hấp dẫn như thực phẩm, thuốc men và tương tác xã hội-không liên quan đến thái độ toán học tích cực. Một số lý thuyết giáo dục hiện tại cho rằng trung gian giữa thái độ toán học và thành công trong môn học là động lực theo hình thức cảm nhận tích cực của dopamin từ amiđan và bụng.

Chuyên gia cao cấp, tiến sĩ Vinod Menoncho biết: "Thay vào đó, chúng tôi thấy rằng nếu bạn có một sự quan tâm mạnh mẽ và khả năng tự nhận thức về toán, nó sẽ giúp tăng cường trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề của não hiệu quả hơn".

Mặc dù không phải là hoàn toàn đáng ngạc nhiên khi biết rằng niềm đam mê và hứng thú cho một môn học khiến bạn có nhiều khả năng thành công hơn, nhưng đừng quên rằng tìm hiểu thêm về các quy trình của bộ não chưa bao giờ hết hữu ích. Hơn nữa, Tiến sĩ Menon hy vọng những phát hiện này cuối cùng có thể dẫn đến con đường tìm động lực tốt hơn cho những học sinh, sinh viên đang gặp khó khăn.

Hoàng Hằng

Theo IFLScience