Tàu vũ trụ tỉ đô của NASA ghi được hình ảnh choáng ngợp của hành tinh Jupiter
(Dân trí) - Hãy chứng kiến những hình ảnh đáng kinh ngạc của hành tinh Jupiter do tàu vũ trụ của NASA chụp lại trong lần bay vào tháng 12 năm 2017 vừa qua.
Tàu vũ trụ Juno trị giá 1 tỉ đô của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đã hoàn thành chuyến bay tốc độ cao lần thứ 10 của nó quanh hành tinh Jupiter vào ngày 16 tháng Mười hai.
Con tàu đã tới rất gần hành tinh khí khổng lồ này và chụp được những bức hình mới bằng dụng cụ JunoCam của nó khoảng 53 ngày một lần, trong khi đang di chuyển với tốc độ lên tới 130,000 dặm/giờ.
Có thể mất vài ngày hoặc đôi khi là vài tuần để nhận được những bức ảnh đó, nhưng sự chờ đợi rất đáng giá. Loạt ảnh mới nhất ghi lại những đám mây và những cơn bão xoáy và gây ảo giác.
Các nhà nghiên cứu ở NASA và Viện Nghiên cứu Tây Nam đã đăng tải những dữ liệu ảnh thô chưa qua chỉnh sửa lên trang web của mình vào cuối tháng Mười hai. Sau đó, rất nhiều người đã chỉnh lý những bức hình đen trắng thành những bức ảnh màu tuyệt đẹp, có thể sử dụng để làm ảnh lịch.
“Dù Jupiter có thể rất đẹp, nhưng nếu đến quá gần nó thì bạn sẽ chết”, theo lời Sean Doran, một nghệ sĩ đồ họa đến từ Anh, người thường xử lý các bức ảnh của NASA, nói về những bức ảnh mới trên trang Twitter của mình.
Đây là một số bức ảnh và ảnh động mới đẹp nhất từ dữ liệu của JunoCam do Doran và những người hâm mộ của tàu vũ trụ này chỉnh sửa.
NASA đã phóng tàu vũ trụ Juno lần đầu tiên vào năm 2011, và mất gần năm năm để nó đến được hành tinh Jupiter.
Một cực của hành tinh Jupiter - Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran.
Quỹ đạo của Juno đưa nó ra xa khỏi Jupiter – sau đó nhanh chóng trở lại gần xung quanh Trái Đất – để giảm thiểu tối đa việc để các thiết bị điện tử tiếp xúc với trường bức xạ khắc nghiệt của hành tinh này.
Vành đai phía Nam của Jupiter - Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin Gill.
Trong mỗi quỹ đạo 53 ngày rưỡi, được gọi là perijove, JunoCam ghi lại một loạt những bức ảnh mới.
Vùng nhiệt đới phía Nam của Jupiter - Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin Gill.
Đây là tàu vũ trụ duy nhất từng bay phía trên và dưới các cực của Jupiter.
Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran.
Các nhà nghiên cứu đang cố tìm hiểu sự hình hành các đám mây xoáy vùng cực của hành tinh khí khổng lồ này, như hình ảnh được chụp lại trong chuyến perijove lần thứ 10 của Juno.
Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran.
Những dải mây của hành tinh này cũng là một bí ẩn khoa học.
Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Seán Doran.
Một vài cơn bão trên hành tinh Jupiter lớn hơn đường kính Trái Đất.
Các nhà khoa học cho biết đây là một cảnh “choáng ngợp, làm nổi bật màu sắc của bầu không khí hỗn loạn của hành tinh” - Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran.
Một bộ ảnh hoàn chỉnh của JunoCam trông giống như này:
Toàn cảnh 10 bức ảnh trong một chuyến perijove của Juno - Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin Gill.
Nhưng một số người hâm mộ của tàu vũ trụ này đã tìm ra cách kết nối chúng lại với nhau thành một đoạn phim tua nhanh.
NASA mong chờ Juno bay theo quỹ đạo quanh Jupiter ít nhất vài năm nữa, và tiếp tục gửi về những bức ảnh mới tuyệt vời.
Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt.
Tuy nhiên, cơ quan hàng không này cuối cùng sẽ tiêu hủy robot 1 tỉ đô này. Việc này sẽ ngăn một vụ đâm tình cờ vào Europa, mặt trăng băng của Jupiter, nơi có thể chứa cả một đại dương – và rất có khả năng là có sự sống của người ngoài hành tinh.
Một nửa mặt trăng băng của Jupiter, Europa, qua những bức ảnh do tàu vũ trụ Galileo của NASA chụp được vào cuối những năm 1990 - Ảnh của NASA/JPL-Caltech/SETI Institute.
Lộc Xuân (Theo Business Insider)