1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Tàu thăm dò Juno của NASA đã đến hành tinh khổng lồ sao Mộc

(Dân trí) - NASA cho biết đã nhận được tín hiệu cách hệ mặt trời 540 triệu dặm và xác nhận tàu vũ trụ Juno của họ đã bắt đầu bay theo quỹ đạo sao Mộc, đây là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta.

Ảnh: Nguồn Nasa
Ảnh: Nguồn Nasa

Dòng chữ "Chào mừng đến với sao Mộc!" được chiếu lên màn hình tại trung tâm điều khiển ở Jet Propulsion Lab của NASA tại Pasadena, California. Và đội tàu thăm dò Juno đã ôm nhau reo hò và chúc mừng.

Geoff Yoder, quản trị viên chỉ đạo nhiệm vụ khoa học của NASA cho biết: "Đây là một hiện tượng”. Tàu thăm dò phải tiến hành thao tác khó khăn để di chuyển chậm lại cho phép nó được đưa vào quỹ đạo: Con tàu đã đốt cháy động cơ chính trong 35 phút, nhấn phanh để làm tàu vũ trụ di chuyển chậm lại khoảng 1.212 dặm/giờ (tương đương 542 mét/giây).

Rick Nybakken, Quản lý dự án Juno khẳng định: "Chúng tôi đang ở đó, chúng tôi đang ở trong quỹ đạo. Chúng tôi đã chinh phục được sao Mộc".

"Thông qua những âm điệu phát ra từ Juno và đó là một bài hát hoàn hảo", âm thanh báo hiệu tàu thăm dò đang trong quỹ đạo của sao Mộc.

Juno được phóng cách đây gần 5 năm vào ngày 5/8/2011 từ trạm không lực Cape Canaveral ở Florida với nhiệm vụ nghiên cứu thành phần cấu trúc và quá trình tiến hóa của sao Mộc. Juno là một phần của Chương trình New Frontiers, được điều hành tại Trung tâm bay không gian Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama. Đây là phi thuyền đầu tiên quay theo quỹ đạo của sao Mộc kể từ thời Galileo. Galileo đã cố tình đâm vào sao Mộc vào ngày 21 tháng 9 năm 2003 để bảo vệ một trong những khám phá của mình – đó là đại dương có thể nằm phía dưới mặt trăng Europa của sao Mộc.

Mục tiêu chính của Juno là để hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa của sao Mộc. Với bộ phần mềm của nó trong chín thiết bị khoa học, Juno sẽ điều tra sự tồn tại lõi rắn của hành tinh, lập bản đồ từ trường mạnh của sao Mộc, đo lượng nước và amoniac trong khí quyển sâu, và quan sát cực quang của hành tinh. Nó cũng giúp chúng ta hiểu hơn về sự hình thành của những hành tinh khổng lồ và vai trò của những gã khổng lồ này trong hệ mặt trời. Một ví dụ quan trọng về hành tinh khổng lồ sao Mộc giúp cung cấp những kiến thức quan trọng trong việc tìm hiểu các hệ hành tinh được khám phá xung quanh các ngôi sao khác.

Guy Beutelschies, Giám đốc Interplanetary Missions tại Lockheed Martin Space Systems, công ty đã xây dựng tàu vũ trụ cho biết: "Nhìn sơ bộ cho thấy phi thuyền đang hoạt động tốt".

Steve Levin, nhà khoa học thuộc Dự án Juno đã khởi động lại các công cụ trên tàu thăm dò, sau khi chúng được tắt để chuẩn bị cho thao tác khó nhằm đưa tàu vào quỹ đạo. Ông cho biết: "Cái mà tôi thực sự mong chờ đó là tiến gần đến sao Mộc".

Minh Trang (Tổng hợp)