Tại sao vết thương lành nhanh hơn vào ban ngày?

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cho thấy rằng bạn nên xem xét tránh xa những vật sắc nhọn vào ban đêm.

Tại sao vết thương lành nhanh hơn vào ban ngày? - 1

Dù bạn cắt vào ngón tay khi gọt một quả táo hoặc thái rau dường như không có vấn đề gì lắm - cả hai cách đó chỉ là kinh nghiệm đau đớn. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng khi nào bạn bị vết thương có thể thực sự ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục nhanh hay lâu. Theo Andy Coghlan tại New Scientist, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những vết thương phải chịu trong ngày lành nhanh hơn gấp hai lần những vết thương xảy ra vào ban đêm.

Bất cứ khi nào bạn bị thương, một loại tế bào da được gọi là nguyên bào sợi, di chuyển vào khu vực đó để mở đường cho các tế bào mới phát triển. Roni Dengler viết trong Science, các nguyên bào sợi "duy trì thời gian riêng của chúng”, thay đổi định kỳ tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Tuy nhiên, các chi tiết của quá trình vẫn còn chưa rõ ràng.

Để hiểu rõ hơn về các nhịp điệu, Nathaniel Hoyle và nhóm nghiên cứu của ông tại Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử ở Cambridge, Anh đã nghiên cứu kỹ hơn các nguyên bào sợi này. Trong khi nghiên cứu cách các protein được tạo ra bởi các tế bào thay đổi trong suốt cả ngày, họ phát hiện ra rằng các protein quan trọng để lành vết thương phong phú nhất khi mặt trời lên.

Để kiểm tra xem sự khác biệt trong hoạt động có ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương, nhóm nghiên cứu đã chuyển các tế bào bị thương vào đĩa Petri. Họ đo tỷ lệ lành bệnh vào những thời điểm khác nhau trong ngày và phát hiện ra rằng quá trình lành vết thương xảy ra nhanh hơn vào ban ngày.

Trưởng nhóm nghiên cứu, John O'Neill, nói tại Science: "Bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi tế bào bị thương chỉ cách nhau 8 giờ, ở các khoảng thời gian sinh học khác nhau, những vết thương ngày đã khỏi, và vết thương đêm vẫn "kéo dài.

Trên thực tế, khoảng 30 gen khác nhau điều khiển sự chuyển động của nguyên bào sợi và chúng hoạt động vào ban ngày mạnh hơn ban đêm. Các nhà nghiên cứu sau đó đã dùng chuột để kiểm tra ý tưởng này. Và họ phát hiện ra, đúng như mong đợi, vết thương ban ngày lành nhanh hơn thương tích ban đêm.

Khi họ kiểm tra dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu Chấn thương Bỏng Quốc tế, bao gồm dữ liệu về thời gian bị thương, họ đã phát hiện ra cùng một hình thái: bỏng vào ban đêm mất trung bình lâu hơn 11 ngày để chữa lành so với bỏng ban ngày.

Vậy chuyện gì đang xảy ra? Dengler giải thích rằng trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu tin rằng đồng hồ sinh học, đồng hồ sinh học tổng của cơ thể - nằm ở vùng dưới đồi (Hypothalamus), là thứ duy nhất nhận được tín hiệu về thời gian ban ngày và ban đêm thông qua các tín hiệu thị giác.

Đồng hồ đó quyết định nhịp sinh học, điều khiển mọi thứ như ngủ và thức dậy, tiêu hóa, đói và giải phóng hormone. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã giành giải Nobel năm nay vì đã tìm ra cách mà quá trình đó diễn ra ở mức độ phân tử.

Nhưng trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các bộ phận khác của cơ thể có đồng hồ độc lập, như phổi và tế bào gan. Các nguyên bào sợi cũng duy trì thời gian của chúng tốt, mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác làm thế nào các tế bào đồng bộ với thế giới bên ngoài. Phát hiện này có thể dẫn đến những thay đổi trong cách thực hành thuốc.

Theo Derk-Jan Dijk thuộc Đại học Surrey, người không tham gia vào nghiên cứu này "Nghiên cứu này thêm vào các bằng chứng tích lũy rằng "thời gian trong ngày" hay "nhịp sinh học" là một vấn đề trong y khoa. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể sử dụng kiến ​​thức này, và liệu nó có thể thay đổi thực hành lâm sàng và giúp đỡ bệnh nhân".

Các kết quả này có thể có lợi cho việc lập kế hoạch phẫu thuật để tương ứng với đồng hồ sinh học của một cá nhân. Hoặc có thể có một số loại thuốc khiến các nguyên bào sợi “nghĩ” rằng đang là ban ngày, dẫn đến việc chữa lành vết thương tốt hơn.

Đào Hiền (Theo Smith Sonianmag)