1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Tại sao Trái Đất có khí quyển?

(Dân trí) - Bầu khí quyển của Trái Đất là rất lớn, đến mức nó thậm chí còn ảnh hưởng đến tuyến đường của Trạm vũ trụ quốc tế. Nhưng làm thế nào mà bầu khí quyển này hình thành?

Khi Trái Đất hình thành, khoảng 4,5 tỷ năm trước, hành tinh nóng chảy hầu như không có bầu khí quyển. Nhưng khi thế giới nguội đi, bầu khí quyển đã hình thành, phần lớn là từ các khí phun ra từ núi lửa, Trung tâm nghiên cứu môi trường Smithsonian (SERC) cho biết.

Tại sao Trái Đất có khí quyển? - 1
Sự hình thành khí quyển Trái Đất từ đâu luôn là một vấn đề được chú ý đặc biệt.

Bầu không khí cổ xưa này rất khác với ngày nay bởi nó có hydro sunfua, metan và lượng carbon dioxide gấp 10 đến 200 lần so với không khí hiện đại.

Jeremy Frey, giáo sư hóa học tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh, cho biết: "Chúng tôi tin rằng Trái Đất bắt đầu với bầu khí quyển giống như sao Kim, với nitơ, carbon dioxide, có thể là khí mê-tan”.

Sau khoảng 3 tỷ năm, hệ thống quang hợp đã phát triển, có nghĩa là các sinh vật đơn bào đã sử dụng năng lượng của mặt trời để biến các phân tử carbon dioxide và nước thành đường và khí oxy. Điều này làm tăng đáng kể lượng oxy.

Thực tế, bầu khí quyển của giúp bảo vệ Trái Đất khỏi những tia nắng gay gắt của Mặt Trời và làm giảm sự khắc nghiệt của nhiệt độ, hoạt động giống như một chiếc chăn được quấn quanh hành tinh.

Tuy nhiên, ngày nay, hiệu ứng khí nhà kính đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi con người giải phóng nhiều carbon dioxide vào khí quyển, hiệu ứng nhà kính của Trái Đất trở nên mạnh mẽ hơn khiến khí hậu của hành tinh trở nên ấm hơn.

Hiện tại, không có hành tinh nào khác trong vũ trụ có bầu khí quyển như Trái Đất. Sao Hỏa và Sao Kim có bầu khí quyển, nhưng chúng không thể hỗ trợ sự sống vì chúng không có đủ oxy.

Trái Đất có bầu khí quyển cực kỳ “bất thường” đối với các hành tinh trong hệ Mặt Trời ở chỗ nó rất khác với bất kỳ hành tinh nào khác. Tàu vũ trụ của Nga đã đến sao Kim chỉ được ghi lại trong vài giây và sau đó bị nghiền nát.

Khôi Nguyên (Theo Live Science)