Tác dụng của lo lắng?

(Dân trí) - Đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu, công việc hàng ngày dường như không thể hoàn thành. Ở dạng tồi tệ nhất, lo lắng có thể gây khó ngủ, đau tim, hoặc không dám ra khỏi nhà.

Tác dụng của lo lắng? - 1

Nhưng nếu lo lắng ít hơn, loại lo lắng hàng ngày chúng ta đều cảm thấy, từ ngày này qua ngày khác có thể được sử dụng theo những cách tích cực. Ví dụ: chúng ta có thể học cách chuyển nó và sử dụng nó như một công cụ để hỗ trợ việc thực hiện của chúng ta trong công việc hoặc trong cuộc sống cá nhân.

Theo nghiên cứu mới, một lượng nhỏ lo lắng cũng có thể giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn.

Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Khoa học Não bộ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Waterloo đã yêu cầu 80 sinh viên tham gia đánh giá sử dụng Thang đo Căng thẳng Trầm cảm.

Họ được phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: một nhóm mã hóa sâu và một nhóm mã hóa nông.

Nghiên cứu bộ nhớ, nhóm mã hóa nông đề cập đến âm thanh và cấu trúc của ngôn ngữ, trong khi mã hóa sâu là khi chúng ta nghe một từ và tìm ra ý nghĩa của nó.

Quá trình mã hóa sâu, được gọi là xử lý ngữ nghĩa, là cách mà não của chúng ta kết nối những từ chúng ta vừa nghe đến những từ khác có ý nghĩa tương tự, điều này khiến chúng ta nhớ đến chúng tốt hơn.

Những người tham gia đã đưa ra 72 từ chồng lên một hình ảnh cho trước, có thể theo hướng tiêu cực hoặc trung lập - ví dụ như tai nạn xe hơi và thuyền màu da cam.

Những người trong nhóm mã hóa nông đã được yêu cầu tìm kiếm chữ “a”, trong khi những người trong nhóm mã hóa sâu đã được hỏi liệu từ này có thể hiện một vật thể sống hay không.

Các kết quả cho thấy mức độ lo lắng trong tầm kiểm soát đã giúp người tham gia nhớ, và họ có thể nhớ lại chi tiết tốt hơn. Trong nhóm mã hóa nông, nơi mà những người tham gia cũng không nhớ được những từ đó, những người có mức độ lo lắng cao đã nhớ lại từ tốt hơn khi họ kết hợp với hình ảnh tiêu cực.

Myra Fernandes, giáo sư Khoa Tâm lý và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu nói: “Ở một mức độ nào đó, có một mức độ lo lắng tối ưu sẽ làm lợi cho trí nhớ của bạn. Nhưng chúng ta biết từ những nghiên cứu khác cho thấy mức độ lo lắng cao có thể khiến cho người ta đạt đến điểm yếu, ảnh hưởng đến ký ức và thành tích.”

Nói cách khác, nếu lo lắng quá cao hoặc lo lắng biến thành nỗi sợ hãi, điều này có thể dẫn đến những ký ức của con người trở nên xấu đi, và lợi ích không còn ở đó nữa.

Một hạn chế của nghiên cứu mà các tác giả lưu ý là mỗi người có thể có một nhận thức về hình ảnh khác nhau.

Có nhiều hình ảnh được cho là "tiêu cực", nhưng những gì một người coi là mối đe dọa tiềm ẩn có thể không giống nhau đối với người khác.

Những nhà khoa học cho biết thêm, những nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm chứng mỗi người với những ám ảnh cụ thể, phản ứng như thế nào với những từ chồng lên những hình ảnh về những điều họ sợ hãi.

Hoàng Hằng

Theo Science Alert